TAILIEUCHUNG - Ảnh hưởng của độ dày mỡ lưng đến các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và sức sản xuất của lợn nái ngoại nuôi trong trang trại tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên
284 lợn nái ngoại sinh sản thuộc các dòng CA, C22 và CP ở các lứa đẻ khác nhau, nuôi tập trung theo mô hình trang trại với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, được dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày mỡ lưng đến các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản trong thời gian 1,5 năm. | Nguyễn Đức Hùng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 88(12): 143 - 149 ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỘ DÀY MỠ LƯNG ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ SINH DỤC VÀ SỨC SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI NGOẠI NUÔI TRONG TRANG TRẠI TẠI THỊ XÃ SÔNG CÔNG, TỈNH THÁI NGUYÊN Nguyễn Đức Hùng1,*, Đặng Văn Nghiệp2 1 Đại học Thái Nguyên, 2Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT 284 lợn nái ngoại sinh sản thuộc các dòng CA, C22 và CP ở các lứa đẻ khác nhau, nuôi tập trung theo mô hình trang trại với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, đƣợc dùng để nghiên cứu ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến các chỉ tiêu sinh lý sinh dục và khả năng sinh sản trong thời gian 1,5 năm. Kết quả cho thấy: Độ dày mỡ lƣng có xu hƣớng giảm dần với sự tăng lên của lứa đẻ; Thời gian động dục trở lại sau cai sữa có tƣơng quan thuận và chặt chẽ với độ dày mỡ lƣng (r = = 0,9801); Tỷ lệ phối giống thụ thai lần 1, số lợn con sơ sinh/lứa, số lợn con cai sữa/lứa và khối lƣợng lợn con cai sữa có tƣơng quan nghịch với hệ số tƣơng quan lần lƣợt là: - 0,9524; - 0,8829; - 0,9640 và 0,8875; trong khi đó, khối lƣợng sơ sinh của lợn con không chịu ảnh hƣởng rõ rệt và tƣơng quan không chặt chẽ với độ dày mỡ lƣng (P>0,05 và r = 0,1754). Từ khóa: Độ dày mỡ lưng, chỉ tiêu sinh lý sinh dục, sức sản xuất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Để phát triển nghề chăn nuôi lợn, nhu cầu sản xuất và cung cấp lợn con giống tốt cho chăn nuôi của các trang trại và các nông hộ đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, việc phát triển, nâng cao năng suất và chất lƣợng đàn lợn nái sinh sản là một nhu cầu cấp thiết. Tuy nhiên, cùng với sự tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, xu thế công nghiệp hóa trong chăn nuôi ngày càng trở thành phổ biến. Sự làm dụng thức ăn công nghiệp cùng với mật độ chăn nuôi lớn đang trở thành những nguyên nhân làm cho đàn lợn nái chăn nuôi tập trung có xu hƣớng béo phì, chậm chạp, khả năng sinh sản và chất lƣợng lợn con giống có xu hƣớng giảm. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hƣởng của độ dày mỡ lƣng đến hoạt động sinh lý sinh dục và sức sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tập trung
đang nạp các trang xem trước