TAILIEUCHUNG - Xây dựng phả hệ văn bản Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan bằng phầm mềm PAUP V4.0
Bài viết này trình bày những nội dung chính: Vài nét về phương pháp xây dựng Phả hệ văn bản trong phê bình văn bản phương Tây, xây dựng sơ đồ phả hệ văn bản Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan bằng phần mềm PAUP . Mời bạn đọc cùng tham khảo. | 128 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (127) . 2016 XÂY DỰNG PHẢ HỆ VĂN BẢN NGÔN CHÍ THI TẬP CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN BẰNG PHẦN MỀM PAUP Phùng Diệu Linh* 1. Mở đầu Xây dựng sơ đồ truyền bản thông qua quy nạp hệ thống văn bản của một thư tịch cổ là việc làm không thể thiếu trong công tác hiệu khám văn bản. Tuy nhiên, thách thức đặt ra với người nghiên cứu là: trong nhiều trường hợp, khi văn bản hiện tồn không còn lưu lại thông tin sao chép như: bản nguồn (bản dùng để chép), bản đích (bản được chép), người sao chép, địa điểm sao chép, thời gian sao chép, thì việc xây dựng sơ đồ truyền bản trở nên vô cùng khó khăn. Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan là một trường hợp như vậy.(1) Việc căn cứ vào sự xuất hiện của chữ húy trong trường hợp này tỏ ra kém chắc chắn bởi tính thiếu nhất quán của người sao chép trong việc có hay không sử dụng chữ húy. Cụ thể, ở 80 bài đầu tiên của Ngôn chí thi tập, bao gồm cả chú thích dẫn giải có 57 vị trí xuất hiện chữ thời 時/辰. Trong 57 trường hợp có húy nói trên, số lượng chữ húy được sử dụng ở các bản không thống nhất, cụ thể: 時 辰 55 54 53 2 3 4 16 41 18 29 53 4 22 35 R7 20 37 Như vậy, ngoại trừ bản không húy chữ thì 時 (2 vị trí (6,6,4) (bài 6, câu 6 chữ thứ 4) và (26,6,2) (bài 26, câu 6 chữ thứ 2) chữ thần 辰 xuất hiện nhưng không phải là húy, các bản còn lại đều có hiện tượng lúc húy lúc không. Do vậy, việc chỉ dựa vào chữ húy trong văn bản chép tay để minh định niên đại từ đó suy ra sơ đồ truyền bản là chưa thực sự hợp lý. Nhà văn hiến học Trung Quốc Đổng Hồng Lợi(2) đề xuất: “Với những văn bản nguồn gốc không rõ ràng, không còn cách nào khác là xếp riêng thành trường hợp đơn lẻ đồng
đang nạp các trang xem trước