TAILIEUCHUNG - Dấu tích thành cổ Phú Ốc ở Thừa Thiên Huế
Trên cơ sở nghiên cứu thực địa, sử dụng chủ yếu các phương pháp khảo cổ học, bài viết sẽ đề cập đến vị trí, quy mô, cấu trúc, kỹ thuật xây dựng và đánh giá bước đầu vai trò của thành Phú Ốc trong bối cảnh không gian và thời gian của văn hóa Champa ở khu vựcThừa Thiên Huế. Nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung nhận thức về một tòa thành cổ Champa ở Thừa Thiên Huế mà lâu nay hầu như không được đề cập khi nghiên cứu về văn hóa Champa trên vùng đất này. | 28 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 1 (127) . 2016 DẤU TÍCH THÀNH CỔ PHÚ ỐC Ở THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Quảng* 1. Mở đầu Trong phần lớn các công trình nghiên cứu về văn hóa Champa ở Thừa Thiên Huế của các học giả nước ngoài và Việt Nam trước đây không một công trình nào đề cập đến sự hiện diện của thành Phú Ốc, cũng có thể gọi là thành Lai Thành, thành Cửa Thiềng hay thành Chiêm Thành (theo quan niệm dân gian). Trong một vài công trình nghiên cứu ở Việt Nam sau năm 1975, thành Phú Ốc (với tên gọi Cửa Thiềng) được nhắc đến như một đối tượng gián tiếp có liên quan đến các di tích Champa lân cận nằm trong khu vực tọa lạc của thành. Chẳn hạn, khi đề cập đến phế tích Champa Cồn Tháp (thuộc địa phận khu vực 1, thị trấn Tứ Hạ, thị xã Hương Trà), Lê Đình Phụng và Nguyễn Xuân Hoa có nhắc đến một vài thông tin ngắn ngủi về tòa thành này: “Nhiều địa danh ở đây mang tên Lỗ Vàng, Lỗ Bạc, Cửa Thiềng, Cửa Tàu cùng những truyền thuyết liên quan đến tháp đổ (di tích Cồn Tháp - NVQ nhấn mạnh). Khi nghiên cứu di tích này, có ý kiến cho rằng phế tích liên quan đến một tòa thành cổ ở đây, nay dấu vết còn mờ nhạt với tên gọi thành Cửa Thiềng lưu lại trong dã sử” (Lê Đình Phụng-Nguyễn Xuân Hoa, 2007: 68). Gần đây, hai tác giả Nguyễn Phước Bảo Đàn và Nguyễn Thăng Long có một thông báo ngắn với tiêu đề “Thành Cửa Thiềng ở Thừa Thiên Huế” trong Hội nghị Thông báo Khảo cổ học năm 2015. Trên cơ sở khảo sát thực địa, hai tác giả bước đầu đã cung cấp một vài thông tin về vị trí, quy mô, cấu trúc của tòa thành này. Theo đó, “thành tọa lạc trên khu vực giáp ranh giữa thôn Lai Thành, xã Hương Vân, huyện Hương Trà và tổ dân phố 1, thị trấn Tứ Hạ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, có dạng hình vuông, các
đang nạp các trang xem trước