TAILIEUCHUNG - Về sự toàn vẹn và thống nhất của lịch sử văn học Việt Nam
Bài biết phân tích yêu cầu xây dựng quan điểm và phương pháp viết văn học sử mới, phải đặt toàn bộ lịch sử văn học dân tộc trong những không gian và thời gian của nó, trong “chỉnh thể Việt văn hóa” của nó, phải xem nó là một “tồn tại khách quan”, có quy luận vận động và phát triển riêng, không bị chi phối bởi các yếu tố “ngoài văn học”. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 9-10 (116-117) . 2014 3 VĂN HÓA - LỊCH SỬ VỀ SỰ TOÀN VẸN VÀ THỐNG NHẤT CỦA LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM Nguyễn Phạm Hùng* Trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam hiện nay, chúng ta đang vấp phải hàng loạt vấn đề về sự thiếu thống nhất, hay khác biệt của những quan điểm và phương pháp viết văn học sử, đặc biệt là sự thiếu thống nhất trong quan niệm về tính toàn vẹn và thống nhất của lịch sử văn học. Điều này có ảnh hưởng tức thời tới việc xác định diện mạo và đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam. Diện mạo và đặc điểm của lịch sử văn học phải được biểu hiện ra ở các biên giới không gian và thời gian của văn học, ở các loại ngôn ngữ văn học và thể loại văn học, ở các khuynh hướng tư tưởng và nghệ thuật khác nhau của văn học, và ở nhiều lĩnh vực khác nữa. Chỉ khi nào chúng ta hình dung đầy đủ về diện mạo và đặc điểm của nền văn học Việt Nam, chúng ta mới có thể có được một bộ lịch sử văn học thống nhất và toàn vẹn. Nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa được giải quyết một cách thỏa đáng, cho dù công việc nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam đã được đặt ra từ những năm 40 của thế kỷ XX. Vì thế mà rất nhiều vấn đề hệ trọng của lịch sử văn học Việt Nam như việc xác định thời điểm khởi đầu của lịch sử văn học viết, việc nhìn nhận văn học thời kỳ Bắc thuộc có phải là văn học của Việt Nam hay không, việc đánh giá các nền văn học viết Champa, Phù Nam, Thủy Chân Lạp, văn học viết của một số dân tộc ít người, văn học “vùng tạm chiếm” trước đây, hay “văn học hải ngoại” hiện nay trong lịch sử văn học, hiện vẫn chưa được thống nhất. Việc chưa xác định đầy đủ diện mạo và đặc điểm của lịch sử văn học dân tộc đã dẫn đến hệ quả tất yếu .
đang nạp các trang xem trước