TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ thủy sinh vật và chất lượng môi trường nước ở khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, tỉnh An Giang
Việc nghiên cứu khu hệ thủy sinh vật và các yếu tố môi trường ở KBVCQ rừng tràm Trà Sư làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn các loài thủy sinh vật, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho nơi đây, đồng thời hỗ trợ thiết thực cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong vùng. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ THỦY SINH VẬT VÀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC Ở KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN RỪNG TRÀM TRÀ SƯ, TỈNH AN GIANG PHAN DOÃN ĐĂNG, THÁI NGỌC TRÍ, THÁI THỊ MINH TRANG, LÊ VĂN THỌ, HUỲNH VŨ NGỌC QUÝ, LÊ THỊ NGUYỆT NGA, LƯU THỊ PHƯƠNG HOA Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư là một trong những vùng đất ngập nước nổi tiếng ở đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng ngập lũ sâu (khoảng 2,5- 3m) của vùng tứ giác Long Xuyên, chịu tác động trực tiếp của sông Hậu thuộc địa phận huyện Tịnh Biên nằm ở phía Tây Nam của tỉnh An Giang, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi thấp và tuyến biên giới giáp Campuchia. Từ năm 1983 khu vực này được trồng tràm, hiện nay cây tràm đã phát triển tốt , được Chi cục Kiểm lâm An Giang trực tiếp quản lý. Hệ sinh thái rừng ngập nước được tái tạo và đang phục hồi, đã tạo nên nơi cư trú thích hợp cho nhiều loài chim nước quý hiếm, nhiều loài thủy sinh vật trong đó có nhiều loài cá đặc trưng của vùng tứ giác Long Xuyên và cá di cư từ sông Hậu, sông Mê kông vào khu rừng này. Các giá trị về khoa học, chức năng và tác dụng của Khu Bảo vệ cảnh quan (KBVCQ) rừng tràm Trà Sư đã được ghi nhận trong nước và quốc tế. Việc nghiên cứu khu hệ thủy sinh vật và các yếu tố môi trường ở KBVCQ r ừng tràm Trà Sư làm cơ sở khoa học cho công tác bảo tồn các loài thủy sinh vật, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cho nơi đây, đồng thời hỗ trợ thiết thực cho việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong vùng. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Ngoài thực địa Tiến hành khảo sát thực địa vào hai mùa mưa và mùa khô, tại 6 vị trí thuộc KBVCQ Rừng tràm Trà Sư: Mùa khô được tiến hành tháng 5/2010, mùa mưa được tiến hành tháng 9/2010. Các vị trí thu mẫu hóa lý môi trường nước mặt, trầm tích, thủy sinh và ngư loại được xác định tọa độ bằng GPS Garmin III. Bảng 1 Tọa độ các điểm khảo sát, thu mẫu ở KBVCQ rừng tràm Trà Sư Ký hiệu Địa danh Tọa .
đang nạp các trang xem trước