TAILIEUCHUNG - Một số ghi nhận về sếu đầu đỏ (grus antigone) ở Kiên Giang năm 2011

Trong bài viết này muốn cung cấp một số dẫn liệu về nơi kiếm ăn, nơi ở và số lượng Sếu đầu đỏ ở tỉnh Kiên Giang trong năm 2011. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ là nguồn tư liệu giúp cho công tác bảo tồn loài chim quý có giá trị trong khu vực và thế giới, đồng thời là cơ sở khoa học để các nhà quản lý sớm xem xét thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Phú Mỹ ở tỉnh Kiên Giang | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 MỘT SỐ GHI NHẬN VỀ SẾU ĐẦU ĐỎ (GRUS ANTIGONE) Ở KIÊN GIANG NĂM 2011 HÀ TRÍ CAO Dự án Đồng cỏ bàng Phú Mỹ TRẦN THỊ VIỆT THANH Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam Sếu đầu đỏ (Grus antigone) là một loài chim quý hiếm có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), phân loài này trước đây từng xuất hiện khắp khu vực Đông Nam Á, hiện nay chỉ còn tồn tại ở Campuchia và Việt Nam. Ở Việt Nam, Sếu đầu đỏ chỉ trở về vào mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm, các nhà khoaọc h đã ghi nhận loài Sếu đầ u đỏ có ở 3 Vườn Quốc gia là Tràm Chim, Yok Đôn, L ò Gò Xa Mát và vùngĐồng cỏ bàng Phú Mỹ (thuộc huyện Giang Thành - tỉnh Kiên Giang). Trong bài viết này chúng tôi muốn cung cấp một số dẫn liệu về nơi kiếm ăn, nơi ở và số lượng Sếu đầu đỏ ở tỉnh Kiên Giang trong năm 2011. Hy ọng v những thông tin hữu ích này sẽ là nguồn tư liệu giúp cho công tác bảo tồn loài chim quý có giá trị trong khu vực và thế giới, đồng thời là cơ sở khoa học để các nhà quản lý sớm xem xét thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Phú Mỹ ở tỉnh Kiên Giang. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thời gian và địa điểm Nghiên cứu sinh cảnh bãi kiếm ăn, bãi ngủ, thức ăn và đếm Sếu đầu đỏ vào các tháng 1, 2, 3, 4, 5 trong năm 2011. Khu vực nghiên cứu: Đồng Hòa (Phú Mỹ), Hàng Bùn (Vàm Hàng, Phú Mỹ), Bình An (Hòn Chông , Kiên Lương), Hòn Đất (huyện Hòn Đất). 2. Phương pháp nghiên cứu Kế thừa các kết quả nghiên cứu Dự án Đồng cỏ bàng Phú Mỹ. Thu thập các tư liệu liên quan đến nơi ở, thảm thực vật, điều kiện kinh tế xã hội nơi tại Đồng Hòa, Hàng Bùn, Bình An. Đếm số lượng Sếu trong tháng quan sát: Sử dụng cách đếm của Trung tâm Chim nước Châu Á Thái Bình Dương. Đếm vào 1 ngày cố định trong tháng, thời gian đếm: từ 5h30 đến 7h30 sáng và từ 16h30 - 18h30 tối. Quan sát bãi ngủ, bãi ăn của Sếu. Tìm hiểu cá c hoạt động phát triển kinh tế xã hội để có cơ sở đánh giá tác động của con người vào nơi sống của Sếu. II. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Số lượng Sếu đầu đỏ quan sát .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.