TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng giá thể vi sinh di động
Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng giá thể vi sinh di động (Moving Bed Biological Reactor -MBBR) được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả loại bỏ BOD5, COD và Nitơ. Mô hình nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm với bể phản ứng dung tích 100 lít. Giá thể nghiên cứu là nhựa có kích thước 10x10 mm, bề mặt riêng: m2 /m3 ; độ rỗng 85%; tỷ trọng 1,2 kg/m3 . Quá trình cố định màng vi sinh vật lên giá thể được thực hiện trong 48 giờ sau đó được đưa vào bể phản ứng. Nước thải nghiên cứu có hàm lượng BOD5 ≈ 206-270, COD ≈ 422 - 475 mg/l, hàm lượng Σ N≈ 18-40 mg/l. | Phạm Hương Quỳnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 143 - 147 NGHIÊN CỨU XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT BẰNG GIÁ THỂ VI SINH DI ĐỘNG Phạm Hương Quỳnh Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nước thải sinh hoạt sau xử lý qua bể phốt thường còn có độ ô nhiễm tương đối cao. Thành phần ô nhiễm chủ yếu là chất hữu cơ, đặc biệt là các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ và một lượng NH4+ đáng quan tâm. Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng giá thể vi sinh di động (Moving Bed Biological Reactor -MBBR) được thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả loại bỏ BOD5, COD và Nitơ. Mô hình nghiên cứu được thực hiện trong phòng thí nghiệm với bể phản ứng dung tích 100 lít. Giá thể nghiên cứu là nhựa có kích thước 10x10 mm, bề mặt riêng: m2/m3; độ rỗng 85%; tỷ trọng 1,2 kg/m3. Quá trình cố định màng vi sinh vật lên giá thể được thực hiện trong 48 giờ sau đó được đưa vào bể phản ứng. Nước thải nghiên cứu có hàm lượng BOD5 ≈ 206-270, COD ≈ 422 - 475 mg/l, hàm lượng Σ N≈ 18-40 mg/l. Kết quả nghiên cứu cho thấy với thể tích đệm 50% sau 5 giờ hiệu quả xử lý COD đạt 94,56%, hiệu quả khử nitơ đạt 82,5%. Từ khóa: MBBR, xử lý sinh học nước thải, lọc sinh học. ĐẶT VẤN ĐỀ* Tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt đang diễn ra nghiêm trọng ở khắp nơi trên cả nước, đặc biệt là tại các thành phố lớn, các trung tâm thương mại, các khu vui chơi giải trí. Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý thường có độ ô nhiễm hữu cơ, ΣN, ΣP, coliform cao đến rất cao đã góp phần gây ô nghiễm môi trường ngày một nghiêm trọng. Phương pháp truyền thống là sau bể phốt nước thải sinh hoạt thường được xử lý bằng bùn hoạt tính Với 2 công nghệ trên cần thời gian lưu đủ dài để xử lý triệt để N, P, nhất là hàm lượng NH4+. Thời gian lưu lớn kéo theo: chi phí đầu tư xây dựng, tiêu tốn năng lượng lớn dẫn đến giá thành xử lý cao. Hơn thế nữa do hàm lượng N, P cao, lượng sinh khối tạo thành khá lớn. Kỹ thuật màng sinh học giá thể lưu động (MBBR-Moving Bed Biological Reactor) được nghiên cứu áp dụng
đang nạp các trang xem trước