TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên trên các trạng thái Ic và IIa tại tỉnh Bắc Kạn
Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên ở trạng thái Ic và trạng thái rừng IIa được tiến hành trên 36 ô tiêu chuẩn (OTC) thuộc 3 huyện Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, kết quả cho thấy: Trạng thái IIa, có tổ thành loài cây gỗ cấu trúc đơn giản, các loài chủ yếu như: Dẻ, Bồ đề, Kháo, Lim xẹt, Tông dù, Táu muối nhưng có vai trò quan trọng cho quá trình tái sinh hạt dưới tán rừng và khu vực lân cận. | Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 57 - 62 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG PHỤC HỒI TỰ NHIÊN TRÊN CÁC TRẠNG THÁI Ic VÀ IIa TẠI TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Thị Thu Hoàn*, Trần Quốc Hưng, Lê Cẩm Long, Lương Văn Hà Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên, TÓM TẮT Nghiên cứu khả năng phục hồi tự nhiên ở trạng thái Ic và trạng thái rừng IIa được tiến hành trên 36 ô tiêu chuẩn (OTC) thuộc 3 huyện Na Rì, Chợ Mới, Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, kết quả cho thấy: Trạng thái IIa, có tổ thành loài cây gỗ cấu trúc đơn giản, các loài chủ yếu như: Dẻ, Bồ đề, Kháo, Lim xẹt, Tông dù, Táu muối nhưng có vai trò quan trọng cho quá trình tái sinh hạt dưới tán rừng và khu vực lân cận. Tổ thành cây tái sinh trạng thái Ic và IIa chủ yếu là các loài ưa sáng mọc nhanh, các loài Kháo, Muồng, Sồi gai, Dẻ trắng, Thành ngạnh, Trám trắng thuộc nhóm cây tái sinh mục đích, cần duy trì để phục hồi thành rừng. Mật độ cây tái sinh dao động từ 2720-3600 cây/ha (Ic) và 4960- 5520cây/ha (IIa), sinh trưởng trung bình và 60-80% tái sinh từ hạt, phân bố ngẫu nhiên trên bề mặt đất rừng. Ngoài ra các đặc điểm về đất đai, độ tàn che, độ che phủ cây bụi thảm tươi đều có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng phục hồi tự nhiên của rừng. Trên cơ sở các kết quả phân tích, các giải pháp phục hồi rừng được đề xuất cụ thể dựa theo mật độ cây tái sinh triển vọng, các đặc điểm cơ bản về đất đai, địa hình cho từng trạng thái Ic và IIa tại khu vực nghiên cứu. Từ khóa: Phục hồi rừng, tái sinh tự nhiên, yếu tố ảnh hưởng, phân loại, giải pháp MỞ ĐẦU* Rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết dòng chảy, hạn chế xói mòn đất và là tài nguyên đặc biệt quan trọng trong việc hấp thụ CO2 góp phần giảm hiệu ứng nhà kính, đảm bảo tính ổn định bền vững môi trường sống và sự hoạt động của các công trình. Thấy rõ vai trò quan trọng đó trong những năm qua, nước ta đã triển khai nhiều chương trình nhằm tăng độ che phủ của rừng. Tuy nhiên, ở nhiều nơi rừng vẫn bị suy giảm, sự suy giảm đó kéo theo sự suy giảm các chức .
đang nạp các trang xem trước