TAILIEUCHUNG - Tác động của quy mô và sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Bài nghiên cứu chủ yếu phân tích, đánh giá và đo lường tác động của quy mô và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2009–2015. Nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Kết quả cho thấy biến quy mô có tương quan thuận chiều, trong khi biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài lại có tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (đo bằng Tobin’s Q). | Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5C, 2017, Tr. 75–85; DOI: TÁC ĐỘNG CỦA QUY MÔ VÀ SỞ HỮU NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DOANH NGHIỆP Nguyễn Anh Phong*, Ngô Phú Thanh Trường Đại học Kinh tế–Luật, Đại học Quốc gia TPHCM Khu phố 3, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, Hồ Chí Minh, Việt Nam Tóm tắt: Bài nghiên cứu chủ yếu phân tích, đánh giá và đo lường tác động của quy mô và tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, giai đoạn 2009–2015. Nghiên cứu sử dụng kết hợp hai phương pháp định tính và định lượng. Kết quả cho thấy biến quy mô có tương quan thuận chiều, trong khi biến tỷ lệ sở hữu nước ngoài lại có tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động doanh nghiệp (đo bằng Tobin’s Q). Ngoài ra, các biến về đòn bẩy tài chính, thanh khoản và số lượng nhân viên cũng có ảnh hưởng đến giá trị các doanh nghiệp niêm yết. Từ đó tác giả đã đưa ra các gợi ý, góp phần tăng hiệu quả quản lý, tăng giá trị doanh nghiệp như gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài hay lưu ý khi các doanh nghiệp mở rộng quy mô. Từ khóa: hiệu quả doanh nghiệp, Tobin’s Q, sở hữu nước ngoài, thị trường chứng khoán 1 Đặt vấn đề Hiện nay có nhiều nghiên cứu đánh giá tác động của quy mô và cấu trúc sở hữu (trong đó có sở hữu nước ngoài) đến hiệu suất sinh lời hay hiệu quả của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn còn gây ra nhiều tranh luận theo các chiều hướng khác nhau. Các công ty có quy mô lớn có nhiều lợi thế hơn so với các công ty nhỏ trong các lĩnh vực đòi hỏi tính cạnh tranh cao. Vì có thị phần lớn hơn, các công ty này có cơ hội thu được lợi nhuận nhiều hơn. Ngoài ra, các công ty lớn có thể nắm bắt cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực đòi hỏi tỷ lệ vốn cao vì các công ty này có tiềm lực tài chính mạnh, và điều này tạo cho họ cơ hội đầu tư trong các lĩnh vực có lợi nhuận nhiều hơn và ít cạnh tranh hơn (Bayyurt, 2007). Có khá nhiều các nghiên cứu về mối
đang nạp các trang xem trước