TAILIEUCHUNG - Khảo sát hiện trạng kỹ thuật nuôi và sự tích lũy carbon hữu cơ, nitrogen và phosphorus trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Bạc Liêu
Các chỉ tiêu này được phân tích theo Boyd & Tucker (1992), TCVN: 1525:2001 và phương pháp Kielhdahl. Kết quả cho thấy, tỷ lệ chuyển hóa carbon hữu cơ, nitrogen và phosphorus từ thức ăn trong tôm nuôi là khá thấp và có sự khác biệt giữa các mật độ nuôi khác nhau. Mời các bạn tham khảo! | Khoa học Nông nghiệp Khảo sát hiện trạng kỹ thuật nuôi và sự tích lũy carbon hữu cơ, nitrogen và phosphorus trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Bạc Liêu Nguyễn Thị Bích Vân1,2*, Nguyễn Phúc Cẩm Tú1, Đinh Thế Nhân1, Nguyễn Phú Hòa1 1 Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh 2 Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Bạc Liêu Ngày nhận bài 5/2/2018; ngày chuyển phản biện 8/2/2018; ngày nhận phản biện 2/4/2018; ngày chấp nhận đăng 20/4/2018 Tóm tắt: Bạc Liêu là một trong những tỉnh có diện tích nuôi tôm nước lợ lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long. Hiện trạng nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Bạc Liêu đã được tiến hành khảo sát dựa trên biểu mẫu được soạn sẵn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn các hộ nuôi tôm từ 1 đến 2 vụ trong năm (71%, 26% và 3% tổng số hộ nuôi 2 vụ, 1 vụ và 3 vụ), tôm được thả nuôi trong ao đất chiếm đến 91%. Thời gian thả nuôi tập trung vào từ tháng 1 đến tháng 3 chiếm đa số (83%), thời gian nuôi trung bình 97,7±16,5 ngày/vụ. Diện tích ao nuôi từ 0,2-0,4 ha/ao (76%) và diện tích ao nuôi được thiết kế nhiều nhất là 0,3 ha/ao (chiếm 22%); mật độ thả nuôi tập trung ở hai nhóm mật độ chính là 50-60 con/m2 và 80-100 con/m2 với cỡ giống nhỏ (PL10-PL15). Thức ăn được sử dụng phổ biến là Grobest, Cargill và CP với hệ số chuyển hóa thức ăn trung bình FCR là 1,27±0,09, tôm được cho ăn 4 lần/ngày (72%). Tỷ lệ sống của tôm nuôi khoảng 83,8±10,6%, cỡ tôm thu hoạch 62±16 con/kg và năng suất thu được 10,2±3,38 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, mẫu thức ăn theo từng cỡ cho ăn và mẫu tôm (lúc thả và lúc thu hoạch) được thu thập để nghiên cứu khả năng chuyển hóa carbon hữu cơ, nitrogen và phosphorus trong ao nuôi tôm từ thức ăn. Các chỉ tiêu này được phân tích theo Boyd & Tucker (1992), TCVN: 1525:2001 và phương pháp Kielhdahl. Kết quả cho thấy, tỷ lệ chuyển hóa carbon hữu cơ, nitrogen và phosphorus từ thức ăn trong tôm nuôi là khá thấp và có sự khác biệt giữa các mật độ nuôi khác nhau. Từ khóa: Carbon hữu cơ, chuyển hóa, năng suất, nitrogen, .
đang nạp các trang xem trước