TAILIEUCHUNG - Ebook Những lời trăng trối: Phần 1
Truyện kể về hành trình một nhà triết học, trong quá trình trở thành một triết gia, qua những trải nghiệm vỡ mộng đau đớn phũ phàng của thực tại. Cuối cùng triết gia nhận thấy mình đã sai, “lãnh đạo” cũng đã sai. Mời các bạn tham khảo phần 1 ebook gồm 8 chương đầu: Định kiến với thứ triết học sách vở, tiếp cận thực tại đau đớn, cảnh giác với “hiện tại sống động”, đãi ngộ hay bạc đãi,. để nắm rõ nội dung chi tiết. | TRẦN ĐỨC THẢO - NHỮNG LỜI TRĂNG TRỐI Hồi ký Tri Vũ - Phan Ngọc Khuê 1 Lời Nhà Xuất Bản Trong những huyền thoạì về người Việt đi học ở Pháp thì hai câu chuyện nổi tiếng nhất có thể nói là hai trường hợp Nguyễn Mạnh Tường và Trần Đức Thảo. Một người thi lấy hai bằng tiến sĩ (văn chương và luật học) ở tuổi 23, còn người kia thì nổi tiếng là học giỏi, giỏi về một ngành ít ai ở Việt nam theo học, triết học phương Tây mà lạị còn là triết học của Đức (Hegel, Marx, Husserl ) giỏi tới mức có lúc tranh cãi với Jean-Paul Sartre ở Pháp trên tạp chí Les Temps Modemes mà còn được xem là thắng thế. Thế rồi hai cuộc sống lại là hai thảm kịch thuộc vào hàng lớn nhất của người trí thức Việt nam trọng thời cận hiện đại. Đi theo kháng chiến (chống Pháp), cả hai đã được mời làm giáo sư Đại học, thậm, chỉ cả khoa trưởng Luật trong trường hợp ông Tường, nhưng chẳng bao lâu, sự độc lập tư tưởng của họ đã đưa họ đến chỗ đối đầu với chế độ toàn trị đang phủ trùm xuống miền Bắc. Trần Đức Thảo tham gia vào phong trào đòi dân chủ, tự do cho các văn nghệ sĩ và trí thức bằng một bài viết trên tờ Giai Phẩm mùa Đông (Tập I năm 1956) chỉ trích các “bệnh nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh. giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân” và một trên báo Nhân Văn số 3 (ra ngày 15-10-1956) khẳng định: “Người trí thức hoạt động văn hoá cần tự do như khí trời để thở”. Còn Nguyễn Mạnh Tường làm lịch sử bằng một bài phát biểu này lửa trước Mặt trận Tổ Quốc vào ngày 30-10-1956 mang tên “Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo”. Với bài này dám đòi “xây 2 dựng” cả lãnh đạo nên bị coi là phạm thượng, ông đa bị sa thải khỏi Đại học và thẩy mất hết các chức tước, địa vị để cuối đời phải than trong sách Un Excommuniéi (“Kẻ bị khai trừ”) do nhà sách Quê Mẹ in ra ở Pháp năm 1992 là ông và gia đình ông đói triền miên mấy chục năm trời cho đến gần ngày chết. Trong những lựa chọn của người miền Bắc suốt thời gian đất nước bị phân chia (1954-1975), một trong những điều bi đát nhất là do chính .
đang nạp các trang xem trước