TAILIEUCHUNG - Ghi nhận ban đầu về khu hệ thực vật nổi ở Khu bảo tồn đất ngập nước láng Sen, tỉnh Long An

Để cung cấp thêm những số liệu về đa dạng sinh học , trong nội dung bài viết này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu “Ghi nhận ban đầu về khu hệ thực vật nổi ở KBTĐNN Láng Sen, tỉnh Long An”. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 4 GHI NHẬN BAN ĐẦU VỀ KHU HỆ THỰC VẬT NỔI Ở KHU BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC LÁNG SEN, TỈNH LONG AN PHẠM THANH LƯU, PHAN DOÃN ĐĂNG Viện Sinh học Nhiệt đới Tp. Hồ Chí Minh Khu Bảo tồn đất ngập nước (KBTĐNN) Láng Sen nằm ở tọa độ địa lý 10o45’-11o50’ vĩ độ Bắc và 105o45’-105o50’ kinh độ Đông. Láng Sen được xem như một bồn trũng nội địa thuộc vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An. Láng Sen là vùng sinh thái tiêu biểu cho kiểu đầm lầy ngập nước với nhiều kiểu hệ sinh thái khác nhau. Các hệ sinh thái đặc trưng bao gồm thảm thực vật ven sông, đồng cỏ tự nhiên ngập nước theo mùa và đầm lầy có gia tăng diện tích rừng tràm bán tự nhiên. Tại đây có một cù lao với diện tích khoảng 1500 ha, được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ Tây, là một vùng đầm lầy có nhiều sinh cảnh thích hợp cho động thực vật ở nước tạo nên tính đa dạng đặc trưng cho quần thể động thực vật nơi đây. Từ năm 1998 đến nay, có nhiều nghiên cứu về đa dạng sinh học và tài nguyên thiên nhiên do các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện ở vùng đất ngập nước Láng Sen nhằm đánh giá tổng quan về đa dạng sinh học làm luận cứ khoa học cho việc thành lập khu bảo tồn thiên nhiên. Ngày 19/01/2004, UBND tỉnh Long An đã ra Quyết định số 199/QĐ-UB thành lập KBTĐNN Láng Sen, với tổng diện tích là 5030 ha, phần lớn nằm trên địa bàn xã Vĩnh Lợi và một phần thuộc xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như chưa có nghiên cứu chính thức nào về đa dạng của khu hệ thực vật nổi ở khu vực này. Để cung cấp thêm những số liệu về đa dạng sinh học , trong nội dung bài viết này chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu “Ghi nhận ban đầu về khu hệ thực vật nổi ở KBTĐNN Láng Sen, tỉnh Long An”. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thu thập mẫu vật: Mẫu định tính thực vật nổi được thu bằng lưới thu tảo hình chóp dài 0,9 m, miệng lưới rộng 0,3 m với kích cỡ mắt lưới là 20 µm. Tại mỗi điểm, mẫu được thu bằng cách quăng và kéo lưới ở tầng mặt từ 4-5 lần trong vòng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.