TAILIEUCHUNG - Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 - THPT Sông Lô - Mã đề 02

Mời các bạn thử sức bản thân thông qua việc giải những bài tập trong Đề kiểm tra HK 1 môn GDCD lớp 10 năm 2017-2018 của trường THPT Sông Lô Mã đề 02 sau đây. Tài liệu phục vụ cho các bạn yêu thích môn GDCD và những bạn đang chuẩn bị cho kỳ kiểm tra HK 1 này. | SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2017-2018 MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 ( Ngày kiểm tra: ) Thời gian làm bài: 45 phút; Đề thi có trang Mã đề thi 02 Họ, tên thí sinh: Lớp :. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1: Nội dung nào dưới đây đúng khi nói về mâu thuẫn Triết học A. Mâu thuẫn là khuynh hướng phát triển của sự vật và hiện tượng B. Mâu thuẫn Triết học là phương thức tồn tại của thế giới vật chất C. Mẫu thuẫn là nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng D. Mâu thuẫn là cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng Câu 2: Câu nào dưới đây là biểu hiện của nhận thức lí tính A. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa B. Muối mặn, chanh chua C. Lòng vả cũng như lòng sung D. Ăn xổi ở thì Câu 3: Cần làm gì để giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống theo quan điểm Triết học? A. Tránh tư tưởng “đốt cháy giai đoạn” B. Điều hòa mẫu thuẫn. C. Thực hiện chủ trương “dĩ hòa vi quý”. D. Tiến hành phê bình và tự phê bình. Câu 4: Để thực hiện tốt quy luật lượng – chất, cần tránh tư tưởng nào dưới đây? A. Trọng nam khinh nữ. B. Nôn nóng đốt cháy giai đoạn C. Dĩ hòa vi quý D. Ngại khó ngại khổ Câu 5: Cách hiểu nào dưới đây về mối quan hệ giữa sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất là đúng? A. Lượng biến đổi dần dần đạt tới một giới hạn nhất định làm cho chất biến đổi B. Chất mới ra đời vẫn giữ nguyên lượng cũ C. Mọi sự biến đổi về lượng đều dẫn đến sự biến đổi về chất D. Lượng biến đổi liên tục làm cho chất thay đổi Câu 6: Câu tục ngữ nào dưới đây nói về phủ định siêu hình? A. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn B. Tre già măng mọc C. Có mới nới cũ D. Con hơn cha là nhà có phúc Câu 7: Điều kiện để chất mới ra đời là gì? A. Tang lượng liên tục B. Lượng biến đổi đạt tới điểm nút C. Lượng biến đổi nhanh chóng D. Lượng biến đổi trong giới hạn cho phép Câu 8: Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại được là do: A. Chúng luôn luôn vận động B. Chúng luôn luôn biến đổi C. Chúng đứng yên D. Sự cân bằng giữa các yếu tố bên trong của sự vật, hiện tượng Câu 9: Câu nào dưới đây thể hiện vai trò của thực tiễn là cơ sở của nhận thức? A. Trăng quầng trời hạn, trăng tán trời mưa B. Con hơn cha, nhà có phúc C. Gieo gió gặt bão D. Ăn cây nào rào cây ấy Câu 10: Câu tục ngữ nào dưới đây không phải là phủ định biện chứng? A. Sông lở cát bồi B. Uống nước nhớ nguồn C. Tức nước vỡ bờ D. Ăn cháo đá bát II. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1 (3 điểm): a) Sau khi học xong bài học về nguồn gốc vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng, em rút ra được bài học gì cho bản thân? b) Trong cuộc sống hàng ngày, ta cần phải phê bình và tự phê bình như thế nào mới phù hợp với quan điểm phủ định biện chứng? Câu 2 (3 điểm): a) Theo quan điểm của triết học Mác, thực tiễn là gì? b) Em hiểu thế nào về nguyên lí giáo dục “Học đi đôi với hành” ? ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 2/2 - Mã đề thi 02

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.