TAILIEUCHUNG - Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook
Lý giải ý nghĩa tác phẩm từ góc độ nghiên cứu về nghệ thuật tự sự, bài viết góp phần làm rõ bản chất giữa hai kiểu nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook, đó là nhân vật đáng thương, đáng trân trọng và nhân vật vô tâm, ích kỷ. Mỗi kiểu nhân vật lại mang những đặc tính riêng. Đó chính là hình ảnh những con người Hàn Quốc truyền thống và hiện đại đang hiện hữu trong bức tranh xã hội chuyển mình từ nông thôn sang thành thị ở xứ sở Hanbok. Bài viết cũng góp phần nói lên quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực xã hội của nhà văn Shin Kyung Sook – một hiện tượng tiêu biểu của văn học Hàn Quốc đương đại. | Phạm Thị Vân Huyền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/1: 117 - 122 THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HÃY CHĂM SÓC MẸ CỦA SHIN KYUNG SOOK Phạm Thị Vân Huyền, Nguyễn Thị Thảo* Trường Đại học Khoa học – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Lý giải ý nghĩa tác phẩm từ góc độ nghiên cứu về nghệ thuật tự sự, bài viết góp phần làm rõ bản chất giữa hai kiểu nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ của Shin Kyung Sook, đó là nhân vật đáng thương, đáng trân trọng và nhân vật vô tâm, ích kỷ. Mỗi kiểu nhân vật lại mang những đặc tính riêng. Đó chính là hình ảnh những con người Hàn Quốc truyền thống và hiện đại đang hiện hữu trong bức tranh xã hội chuyển mình từ nông thôn sang thành thị ở xứ sở Hanbok. Bài viết cũng góp phần nói lên quan niệm nghệ thuật về con người và hiện thực xã hội của nhà văn Shin Kyung Sook – một hiện tượng tiêu biểu của văn học Hàn Quốc đương đại. Từ khóa: Shin Kyung Sook, Hãy chăm sóc mẹ, tiểu thuyết, nghệ thuật tự sự, thế giới nhân vật. 1. Shin Kyung Sook là một nhà văn tiêu biểu cho văn học Hàn Quốc đương đại, xuất hiện và đạt giải thưởng lần đầu tiên với tác phẩm Winter’s Fable (1985). Đặc biệt với Hãy chăm sóc mẹ (2007), bà đã trở thành gương mặt văn học xuất sắc nhất châu Á năm 2009. Mặc dù số lượng nhân vật trong tiểu thuyết không nhiều, chỉ giới hạn trong phạm vi một gia đình nhưng lại có sự phân tuyến thành hai kiểu nhân vật cơ bản: nhân vật đáng thương, đáng trân trọng và nhân vật vô tâm, ích kỉ. Chính sự phân tuyến này đã giúp độc giả có cái nhìn khách quan, hiện thực hơn về một xã hội đang chuyển mình sâu sắc trong thời đại mới.* Mở đầu câu chuyện là sự kiện bà mẹ bị đi lạc ở một ga tàu điện ngầm, cả gia đình bấn loạn với sự kiện này. Họ bắt đầu tìm kiếm, họ viết thông báo, cùng nhau đi phát tờ rơi và cuộc hành trình tìm mẹ bắt đầu. Trên cuộc hành trình không có điểm tận cùng đó, những ký ức về mẹ ồ ạt ào trở về trong sự hoang mang, lo sợ và đau đớn của những đứa con và của người chồng. Cuối cùng là lời tự thuật của chính người mẹ
đang nạp các trang xem trước