TAILIEUCHUNG - Bài giảng Luât lao động: Bài 9 - TS. Đoàn Thị Phương Diệp
Bài giảng Luât lao động: Bài 9 Kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất do TS. Đoàn Thị Phương Diệp biên soạn trình bày các nội dung sau: Khái niệm và ý nghĩa của kỷ luật lao động, trách nhiệm kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động,. | BÀI 9 KỶ LUẬT LAO ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM VẬT CHẤT I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm kỷ luật lao động Điều 118 Bộ luật lao động định nghĩa: Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động. Chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó. Bản nội quy lao động trong doanh nghiệp xây dựng phải tuân thủ các nguyên tắc như: không trái pháp luật lao động và pháp luật khác, trước khi ban hành phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, phải được đăng ký tại cơ quan lao động cấp tỉnh. Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày nhận được bản nội quy lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh phải thông báo việc đăng ký. Nếu hết thời hạn trên mà không có thông báo, thì bản nội quy lao động đương nhiên có hiệu lực. 2. Ý nghĩa của kỷ luật lao động Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất - Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa. II. TRÁCH NHIỆM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG 1. Khái niệm chung về trách nhiệm kỷ luật lao động a) Khái niệm trách nhiệm kỷ luật lao động Trách nhiệm kỷ luật lao động là một loại trách nhiệm pháp lý do người
đang nạp các trang xem trước