TAILIEUCHUNG - Tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám mập ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận
Điều tra tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được thực hiện thông qua các cuộc tham vấn cộng đồng tại 6 tỉnh ven biển có nghề khai thác cá mập chính ở Việt Nam gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng số có 180 phương tiện của các loại nghề khai thác chủ yếu được điều tra và tham vấn trong năm 2010 và 2011. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 4. Tr 29 - 41 TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN LỢI CÁ NHÁM/MẬP Ở VÙNG BIỂN TỪ QUẢNG NGÃI ĐẾN BÌNH THUẬN NGUYỄN VĂN LONG, VÕ SĨ TUẤN Viện Hải dương học Nha Trang Tóm tắt: Điều tra tình hình khai thác nguồn lợi cá nhám/mập được thực hiện thông qua các cuộc tham vấn cộng đồng tại 6 tỉnh ven biển có nghề khai thác cá mập chính ở Việt Nam gồm Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận. Tổng số có 180 phương tiện của các loại nghề khai thác chủ yếu được điều tra và tham vấn trong năm 2010 và 2011. Kết quả tham vấn cho thấy có khoảng 530 phương tiện đang tham gia khai thác cá nhám/mập, nhiều nhất là Bình Thuận (181 chiếc), Bình Định (140 chiếc), Khánh Hòa (98 chiếc), Phú Yên (74 chiếc), Quảng Ngãi (32 chiếc) và Ninh Thuận (5 chiếc). Có 6 loại nghề khai thác cá nhám/mập (câu cá mập, câu cá ngừ, lưới cản, lưới ba màng, lưới vây và lặn) hoạt động tại 3 ngư trường tập trung là khu vực ven bờ Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, khu vực Bố Khám - Trường Sa - giàn khoan Vũng Tàu và vùng nước giáp Malaysia, Brunei và Indonesia với mùa vụ khai thác từ tháng 2 - 10. Có trên 13 loài cá nhám/mập được khai thác với năng suất trung bình của nghề câu cao nhất (0,53 tấn/ghe/tháng), tiếp đến là nghề lưới vây (0,50 tấn/ghe/tháng) và nghề câu cá ngừ đại dương (0,18 tấn/ghe/tháng), trong đó ưu thế là cá nhám đuôi dài và cá nhám búa. Tổng sản lượng khai thác hiện nay ước đạt tấn/năm, cao nhất là nghề câu cá mập ( tấn/năm). Các địa phương có sản lượng cao là Bình Thuận (886 tấn/năm), Bình Định (201 tấn/năm) và Phú Yên (186 tấn/năm). Nhìn chung, có sự giảm mạnh số lượng phương tiện (giảm 16,7 - 85,8%), năng suất (giảm 14,4 - 83,8%) và sản lượng khai thác (giảm 58,4 - 99,4%) của từng loại nghề tại từng địa phương ở thời điểm hiện nay so với 10 năm trước đây. Điều này phản ảnh thực trạng là nguồn lợi cá nhám/mập đã bị khai thác quá mức, đặc biệt ở vùng ven bờ. I. MỞ ĐẦU Ở Việt Nam, việc nghiên cứu cá nhám/mập được .
đang nạp các trang xem trước