TAILIEUCHUNG - Tổng quan cơ sở khoa học và khả năng chuyển đổi thức ăn trong ương nuôi ấu trùng cá khoang cổ (amphiprion spp.)

Tổng hợp các nghiên cứu về hình thái mô học sự phát triển ống tiêu hóa và các thử nghiệm xác định thời điểm chuyển đổi thức ăn tối ưu là những tiền đề quan trọng, làm cơ sở cho việc thiết lập một chế độ cho ăn hiệu quả cho ương nuôi ấu trùng cá khoang cổ. Ấu trùng cá khoang cổ trước khi nở đã có 1 ống tiêu hóa phát triển khá hoàn thiện cùng với gan, tụy, khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, do đó chúng có thể tiếp nhận con mồi đầu tiên là luân trùng ngay sau khi nở. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển T12 (2012). Số 3. Tr 77 - 86 TỔNG QUAN CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN ĐỔI THỨC ĂN TRONG ƯƠNG NUÔI ẤU TRÙNG CÁ KHOANG CỔ (Amphiprion spp.) TRẦN THỊ LÊ TRANG1, SAOWAPA SAWATPERA2 (1) Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang (2) Viện Khoa học Biển, Đại học Burapha - Thái Lan Tóm tắt: Tổng hợp các nghiên cứu về hình thái mô học sự phát triển ống tiêu hóa và các thử nghiệm xác định thời điểm chuyển đổi thức ăn tối ưu là những tiền đề quan trọng, làm cơ sở cho việc thiết lập một chế độ cho ăn hiệu quả cho ương nuôi ấu trùng cá khoang cổ. Ấu trùng cá khoang cổ trước khi nở đã có 1 ống tiêu hóa phát triển khá hoàn thiện cùng với gan, tụy, khả năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, do đó chúng có thể tiếp nhận con mồi đầu tiên là luân trùng ngay sau khi nở. Tuy nhiên, các tuyến tiêu hóa trong dạ dày phát triển mạnh mẽ khoảng 2 tuần tuổi, tùy loài và tùy điều kiện ương nuôi. Đối với một số loài ấu trùng cá khoang cổ, thời điểm cho ăn Artemia có thể bắt đầu từ 7-10 ngày tuổi và thức ăn tổng hợp sau 14 ngày tuổi. Từ khóa: cá khoang cổ, hình thái mô học, ống tiêu hóa, chuyển đổi thức ăn. I. MỞ ĐẦU Cá khoang cổ (Amphiprion spp.) hay còn gọi cá hải quì thuộc họ cá thia biển Pomacentridae là một trong số những loài cá biển được sử dụng phổ biến với mục đích thương mại (Hoff, 1996). Bên cạnh đó, chúng còn là đối tượng phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học đặc biệt là các nghiên cứu về dinh dưỡng và xác định chất lượng trứng cũng như ấu trùng (Delbare et al., 1995). Luân trùng và Artemia được xem như là nguồn thức ăn đầu tiên cho giai đoạn ấu trùng của nhiều loài cá, tôm (Hamlin et al., 2000). Tuy đem lại những thành công đáng kể, nhưng những bất lợi mà thức ăn sống đem lại như: hàm lượng dinh dưỡng chưa cao, không ổn định tùy loài và điều kiện nuôi, là nơi tiềm ẩn nhiều tác nhân gây bệnh, đặc biệt việc ương nuôi đòi hỏi sự đầu tư tốn kém về sức lực, thời gian và vật chất. Hiện nay, thời gian sử dụng các loại thức ăn sống cho giai .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.