TAILIEUCHUNG - Thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm (lớp: gastropoda, bivalvia, cephalopoda) vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát thuộc vùng biển Việt Nam
Trong hai năm 2010 - 2011, dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm trong vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát. Bằng phương pháp hình thái so sánh, nhóm tác giả đã xác định được 227 loài thuộc 44 họ, 13 bộ của 3 lớp động vật thân mềm, trong đó lớp chân bụng (Gastropoda) 163 loài, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 57 loài, lớp chân đầu (Cephalopoda) 7 loài. | Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 4; 2014: 358-367 DOI: THÀNH PHẦN LOÀI, PHÂN BỐ, SINH KHỐI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (LỚP: GASTROPODA, BIVALVIA, CEPHALOPODA) VÙNG RẠN SAN HÔ TẠI 19 ĐẢO KHẢO SÁT THUỘC VÙNG BIỂN VIỆT NAM Đỗ Thanh An*, Đỗ Văn Khương, Đỗ Anh Duy Viện Nghiên cứu Hải sản-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn *Email: dothanhanrimf@ Ngày nhận bài: 25-3-2014 TÓM TẮT: Trong hai năm 2010 - 2011, dự án “Điều tra tổng thể đa dạng sinh học các hệ sinh thái rạn san hô và vùng ven đảo ở vùng biển Việt Nam phục vụ phát triển bền vững” đã tiến hành nghiên cứu, đánh giá hiện trạng thành phần loài, phân bố, sinh khối động vật thân mềm trong vùng rạn san hô tại 19 đảo khảo sát. Bằng phương pháp hình thái so sánh, nhóm tác giả đã xác định được 227 loài thuộc 44 họ, 13 bộ của 3 lớp động vật thân mềm, trong đó lớp chân bụng (Gastropoda) 163 loài, lớp hai mảnh vỏ (Bivalvia) 57 loài, lớp chân đầu (Cephalopoda) 7 loài. Phân bố theo vùng địa lý: Phú Quý (146 loài), Cát Bà và Thổ Chu (cùng 144 loài), Cù Lao Chàm và Hải Vân - Sơn Chà (cùng 137 loài), Nam Yết (135 loài) Thấp nhất là Đảo Trần (81 loài). Phân bố theo độ sâu: Đới cạn xác định được 137 loài, đới sâu xác định được 115 loài, nhiều loài bắt gặp phân bố trong cả hai đới. Chỉ số tương đồng thành phần loài giữa các đảo khảo sát đạt giá trị trung bình, dao động 0,35 - 0,68. Chỉ số đa dạng loài (H’) dao động 0,53 - 1,52. Mật độ cá thể dao động 37 - 105 cá thể/m2, trung bình đạt 54 cá thể/m2. Sinh khối trung bình đạt g/m2. Xác định được 41 loài động vật thân mềm thường xuyên được khai thác làm thực phẩm, đồ mỹ nghệ, dược liệu, trong đó có 4 loài sẽ nguy cấp (VU), 3 loài nguy cấp (EN) và 2 loài rất nguy cấp (CR). Từ khoá: Động vật thân mềm, hiện trạng, nguồn lợi, vùng rạn san hô, Việt Nam. MỞ ĐẦU Rạn san hô là hệ sinh thái điển hình và quan trọng bậc nhất trong các hệ sinh thái biển đảo, được tìm thấy trên 100 quốc gia và các vùng .
đang nạp các trang xem trước