TAILIEUCHUNG - Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân - ĐH Phạm Văn Đồng

Bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân trình bày các nội dung sau: Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn học lịch sử kinh tế quốc dân, kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa, kinh tế các nước đang phát triển, kinh tế thời kỳ phong kiến Việt Nam, kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân pháp thống trị,. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA KINH TẾ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN (Dùng cho đào tạo tín chỉ) Người biên soạn: Nguyễn Mạnh Hiếu Lê Trần Hoài Thương Lưu hành nội bộ - Năm 2016 CHƯƠNG 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN . Khái niệm, vị trí của môn học . Khái niệm Kinh tế quốc dân là tổng thể các ngành kinh tế của đất nước, liên hệ với nhau trong hệ thống phân công lao động xã hội. Bao gồm những ngành sản xuất vật chất và phi vật chất như nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp, tín dụng ngân hàng phục vụ cho ngành đó. Lịch sử kinh tế quốc dân là bộ môn khoa học xã hội, nghiên cứu sự phát triển tổng hợp nền kinh tế quốc dân của một nước hoặc của một khối nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Cần phân biệt kinh tế quốc dân và lịch sử kinh tế quốc dân. Kinh tế quốc dân là tổng thế các ngành, các bộ phận trong nền kinh tế quốc dân, còn lịch sử kinh tế quốc dân là quá trình phát triển nền kinh tế của một quốc gia. . Vị trí môn học Lịch sử kinh tế quốc dân giữ một vị trí quan trọng trong cơ cấu kiến thức của sinh viên chuyên ngành kinh tế. Đây là một môn học kinh tế cơ sở, trang bị những kiến thức kinh tế chung, tổng hợp, làm nền tảng cho việc học tập các môn thuộc khối ngành kinh thời giúp, sinh viên tiếp thu kiến thức chuyên ngành. . Đối tượng, nhiệm vụ môn học . Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của lịch sử kinh tế quốc dân là sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, mối quan hệ giữa LLSX và QHSX trong quá trình phát triển lịch sử của nó. Lịch sử kinh tế quốc dân nghiên cứu sự phát triển của quan hệ sản xuất vì QHSX là cơ sở hạ tầng của chế độ xã hội. Quan hệ sản xuất là cơ sở kinh tế của một hình thái kinh tế - xã hội và biểu hiện tính chất xã hội của nền kinh tế. Nó cũng là tiêu thức để phân biệt sự khác nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội. Nghiên cứu QHSX bằng phương pháp lịch sử cụ thể, QHSX được biểu hiện bằng những hiện tượng cụ thể, những

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.