TAILIEUCHUNG - Phân tích đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng
Đoạn trích Vĩnh biệt cửu trùng đài của Nguyễn Huy Tưởng xoay quanh bi kịch của Vũ Như Tô, đó là bi kịch của người nghệ sĩ có tài và có hoài bão lớn, nhưng không giải quyết được mối quan hệ phức tạp giữa nghệ thuật và đời sống, đặc biệt là không giải quyết được thực sự đúng đắn vấn đề sáng tạo nghệ thuật cho ai và để làm gì. Qua bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả muôn nói rằng: Không có cái đẹp tách rời cái chân, cái thiện. Tác phẩm nghệ thuật không chỉ mang vẻ đẹp thuần túy mà phải phục vụ thiết thực cho cuộc sống của nhân dân. Người nghệ sĩ phải có hoài bão lớn, có khát vọng sáng tạo những công trình vĩ đại cho muôn đời nhưng khát vọng đó phải phù hợp với điều kiện thực tế của cuộc sống, với ước mơ và nguyện vọng của nhân dân. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH TRÍCH ĐOẠN KỊCH “VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI” CỦA NGUYỄN HUY TƯỞNG BÀI MẪU SỐ 1: 1. NGUYỄN HUY TƯỞNG VÀ PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT Nguyễn Huy Tưởng (1912 – 1960) xuất thân trong một gia đình nhà nho ờ làng Dục Tú, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông tham gia cách mạng từ rất sớm, hoạt động trong những tổ chức văn hóa văn nghệ do Đảng lãnh đạo. Tác phẩm chính gồm các vở kịch: Vũ Như Tố (1941), Bắc Sơn (1946), Những người ở lại (1948), kịch bản phim Lũy hoa (1960); các tiểu thuyết: Đêm hội Long Trì (1942), An Tư (1945), sống mãi với Thủ đô (1961); Kí: Kí sự Cao – Lạng (1951). Nguyễn Huy Tưởng có thiên hướng khai thác đề tài lịch sử và có nhiều đóng góp nổi bật ở thể loại tiểu thuyết và kịch. Văn phong của ông vừa giản dị trong sáng, vừa đôn hậu thâm trầm, sâu sắc. Năm 1996, ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. 2. HOÀN CẢNH RA ĐỜI CỦA TÁC PHẨM Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài được trình diễn trong vở kịch Vũ Như Tô. Đây là vở kịch xuất sắc nhất của Nguyễn Huy Tưởng và của nền kịch Việt Nam hiện đại. Vũ Như Tô là một vở kịch lịch sử viết về một sự kiện xảy ra ỏ thành Thăng Long khoảng 1516 — 1517, dưới triều Lê Tương Dực. Tác phẩm được Xguyễn Huy Tưởng viết xong vào mùa hè năm 1941. Đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài thuộc hồi V – hồi cuối cùng của vở kịch. 3. THỂ LOẠI – NỘI DUNG – NGHỆ THUẬT – GIẢ TRỊ • Thể loại Vũ Như Tô là một vở bi kịch lịch sử. Bi kịch là một thế của loại hình kịch. Ngoài các đặc điểm chung của loại hình, bi kịch còn có những đặc điểm riêng rủa nó. Xung đột bi kịch được tạo dựng từ những mâu thuẫn không thể giải quyết được. Nhân vật chính của bi kịch thường là những anh hùng, những con người có niềm say mê, khát vọng lớn lao. Kết thúc bi thảm của số phận nhân vật bi kịch thường có ý nghĩa thức tỉnh, khơi gợi tình cảm nhân văn của mỗi ron người. • Nội dung Vở kịch Vũ Như Tô xoay quanh hai mâu thuẫn lớn, đó là mâu thuẫn giữa nhân dân lao động khốn khổ lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng
đang nạp các trang xem trước