TAILIEUCHUNG - Thực trạng quản lí hoạt động đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục tại Trường Đại học Sài Gòn
Bài viết cung cấp những thông tin xác thực, tin cậy về quản lí đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành quản lí giáo dục ở Trường Đại học Sài Gòn trong giai đoạn hiện nay, góp phần định hướng cho đổi mới quản lí đào tạo trình độ Thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục của trường. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 431 (Kì 1 - 6/2018), tr 11-15 THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÍ GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Mỵ Trần Hương Trà - Trường Đại học Sài Gòn Ngày nhận bài: 20/04/2018; ngày sửa chữa: 27/04/2018; ngày duyệt đăng: 04/05/2018. Abstract: Training highly-qualified human resource, especially, training masters of education management is required for the fundamental and comprehensive education reform in Vietnam. Based on analysis of survey results of the management officers, lecturers, former and postgraduates on the master training, the article presents situation of management of training masters majoring in Education Management at Sai Gon University in current period. This is the basis to propose directions to innovate postgraduate training programme in line with actual state of the university. Keywords: Master’s training, education management, Sai Gon University. 1. Mở đầu Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT Việt Nam trong giai đoạn hiện nay xác định: “Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học.” [1]. Hội nghị cũng nhận định: “Quản lí GD-ĐT còn nhiều yếu kém. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu.” [1]. Đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, trong đó đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quản lí giáo dục (QLGD) là khá cấp thiết trong đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT Việt Nam. Vấn đề đặt ra là phải khắc phục được các yếu kém, bất cập; bảo đảm được chất lượng đào tạo. Để làm được điều này, không thể không quan tâm đến công tác quản lí đào tạo. Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát ý kiến của cán bộ quản lí, chuyên viên phụ trách theo dõi hoạt động đào tạo sau đại học, giảng viên (GV), học viên, cựu học viên về những vấn đề cơ bản trong quản lí hoạt động đào tạo trình độ thạc
đang nạp các trang xem trước