TAILIEUCHUNG - Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản: Thực trạng và xu hướng

Sử dụng Lý thuyết lợi thế so sánh, các mô hình đánh giá quan hệ thương mại và số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, nghiên cứu đã làm rõ quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản trong giai đoạn 2001 - 2015. Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) liên tục tăng với cán cân thương mại khá cân bằng. | TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH & CN, TẬP 20, SỐ Q2 - 2017 Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản: Thực trạng và xu hướng Lê Tuấn Lộc Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM - Email: loclt@ (Bài nhận ngày 10 tháng 9 năm 2016, hoàn chỉnh sửa chữa ngày 12 tháng 10 năm 2016) TÓM TẮT Sử dụng Lý thuyết lợi thế so sánh, các mô hình đánh giá quan hệ thương mại và số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, nghiên cứu đã làm rõ quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản trong giai đoạn 2001 - 2015. Nhật Bản là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) liên tục tăng với cán cân thương mại khá cân bằng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cường độ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản cao phản ảnh tầm quan trọng của Nhật Bản đối với Việt Nam trong thương mai quốc tế. Thương mại của 2 nước có xu hướng thương mại liên ngành, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sản phẩm có lợi thế so sánh gồm các sản phẩm liên quan tới nông sản, sử dụng nhiều lao động, trong khi Nhật Bản xuất khẩu sang Việt Nam sản phẩm máy móc thiết bị và nguyên liệu đầu vào. Quan hệ thương mại của Việt Nam với Nhật Bản tiếp tục phát triển trong những năm tới nhờ mối quan hệ chính trị, kinh tế và đầu tư liên tục được củng cố giữa 2 nước. Từ khóa: Lý thuyết lợi thế so sánh, quan hệ thương mại, thương mại liên ngành, Nhật Bản. 1. GIỚI THIỆU Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ lâu đời, tuy nhiên mối quan hệ thương mại chỉ phát triển mạnh mẽ sau khi Việt Nam mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới vào đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nhật năm 2008, 2 nước đã áp dụng quy chế tối huệ quốc từ năm 2009, Nhật Bản đã ký kết Hiệp định đối tác toàn diện với ASEAN (Việt Nam là thành viên), 2 nước cùng là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế thế giới, điển hình như: TPP, WTO., nhờ đó mối quan hệ thương mại giữa 2 quốc gia liên tục được cải thiện. Trong nhiều năm, Nhật Bản là đối tác đầu tư FDI lớn nhất và là quốc gia cung cấp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.