TAILIEUCHUNG - Đặc điểm thạch địa hóa granite kiềm khối Mường Hum, đới Phan Si Pan, Tây Bắc Việt Nam
Những đặc điểm khoáng vật tạo đá và đặc điểm địa hóa này cho thấy granite kiềm khối Mường Hum thuộc loại Agranit. So sánh với các granite kiềm khu vực phụ cận giai đoạn Permi muộn-Triat sớm, cho thấy đặc điểm địa hóa granite kiềm khối Mường Hum tương đồng với các granite kiềm Phu Sa Phìn, Phan Si Pan, Yê Yên Sun và Nậm Xe-Tam Đường Tây Bắc Việt Nam cũng như granite kiềm Taihe và Panzhihua Nam Trung Hoa. Đới Phan Si Pan có thể là một phần bị dị chuyển của các thành tạo magma rộng lớn Emeishan do hoạt động dịch trượt trái của đới trượt Sông Hồng trong giai đoạn Kainozoi. | Science & Technology Development, Vol 20, Đặc điểm thạch địa hóa granite kiềm khối Mường Hum, đới Phan Si Pan, Tây Bắc Việt Nam Phạm Minh Phạm Trung Hiếu Nguyễn Kim Hoàng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM (Bài nhận ngày 26 tháng 09 năm 2016, nhận đăng ngày 26 tháng 07 năm 2017) TÓM TẮT Các đá granite kiềm khối Mường Hum phân bố ở Tây Bắc đới Phan Si Pan. Đá có cấu tạo dạng phân dải hoặc dạng gnies rõ rệt, hướng phân dải trùng với phương cấu trúc tây bắc-đông nam. Chúng chủ yếu gồm các khoáng vật, plagioclase (~20–35 %), alkaline feldspar (~30– 50 %), thạch anh (~25–35 %), arfvedsonite (~1– 2 %), aegirine (~1–3%), biotite (~1–5%). Granite kiềm khối Mường Hum có đặc điểm địa hóa: tỷ lệ ×Ga/Al= 4,70–4,93, giá trị A/CNK= 0,87–0,90, dị thường Eu âm và dị thường Ba, Sr, Ti và P. Những đặc điểm khoáng vật tạo đá và đặc điểm địa hóa này cho thấy Từ khóa: Mường Hum, granite kiềm, A-granit granite kiềm khối Mường Hum thuộc loại Agranit. So sánh với các granite kiềm khu vực phụ cận giai đoạn Permi muộn-Triat sớm, cho thấy đặc điểm địa hóa granite kiềm khối Mường Hum tương đồng với các granite kiềm Phu Sa Phìn, Phan Si Pan, Yê Yên Sun và Nậm Xe-Tam Đường Tây Bắc Việt Nam cũng như granite kiềm Taihe và Panzhihua Nam Trung Hoa. Đới Phan Si Pan có thể là một phần bị dị chuyển của các thành tạo magma rộng lớn Emeishan do hoạt động dịch trượt trái của đới trượt Sông Hồng trong giai đoạn Kainozoi. MỞ ĐẦU Khu vực Phan Si Pan nói riêng và Tây Bắc Việt Nam nói chung có vị trí địa lý gần với Nam Trung Hoa, nằm trong khu vực ghép nối của nhiều vi mảng lục địa. Khu vực Phan Si Pan, Tây Bắc Việt Nam là một khu vực quan trọng trong qua trình tiến hóa của Đông Nam Á và các khu vực xung quanh. Về mặt kiến tạo, khu vực trải qua nhiều giai đoạn hoạt động magma và lịch sử tiến hóa rất tương đồng với địa khối Dương Tử phía Nam Trung Hoa. Dựa vào kiến tạo cho thấy khu vực đới Phan Si Pan trải qua ba giai đoạn tạo kiến tạo chính: Indosini, Yến Sơn, và va .
đang nạp các trang xem trước