TAILIEUCHUNG - Khả năng phân huỷ poly (L - lactic) của một số chủng xạ khuẩn phân lập tại Việt Nam

Trong bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu trong việc phân lập các chủng xạ khuẩn ở Việt Nam có khả năng phân huỷ một số polyester làm cơ sở cho việc ứng dụng trong việc tạo các chế phẩm góp phần tăng nhanh quá trình phân huỷ tự nhiên và giảm thải ô nhiễm môi trường rác thải ở nước ta. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 48, số 3, 2010 Tr. 57-65 KHẢ NĂNG PHÂN HUỶ POLY (L-LACTIC) CỦA MỘT SỐ CHỦNG XẠ KHUẨN PHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM NGUYỄN QUANG HUY, ĐỖ HUY DƯƠNG, LÊ VĂN CHIỀU 1. MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây việc sử dụng một cách tràn lan các sản phẩm nhựa tổng hợp có nguồn gốc từ hoá dầu như các loại nhựa polypropylen (PP), polyetylen (PE), polyvinylclorua (PVC) làm gia tăng ô nhiễm rác thải trên toàn thế giới. Để giảm thải ô nhiễm rác thải do việc sử dụng các nhựa tổng hợp này nhiều quốc gia đã và đang khuyến cáo sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường trong đó có các nhựa sinh học [11]. Nhựa sinh học là dạng polymer tổng hợp từ các polyester như poly (L-lactic) (PLA), poly (β-hydroxybulyrate) (PHB), poly (εcaprolactone) (PCL). Các polyester này tuy khác nhau về tính chất lí, hoá học nhưng chúng đều có điểm chung là có thể phân huỷ thành các thành phần cơ bản như cacbon, CO2 và H2O do đó không gây ô nhiễm môi trường. Các polyester trên được coi là các polymer sinh số các polymer sinh học, PLA được coi là vật liệu nền của chất dẻo có khả năng phân hủy sinh học hiện nay [2, 4, 11,]. Những ứng dụng chủ yếu của polymer sinh học tập trung vào lĩnh vực sản xuất bao bì như làm các màng bọc, chai nhựa và các sản phẩm phục vụ cho thực phẩm [4] Song song với việc phát triển, một vấn đề đặt ra là làm thể nào thúc đẩy hay có thể điều khiển quá trình phân huỷ của các loại nhựa sinh học mà không gây ảnh hưởng đến sinh thái, môi trường tự nhiên. Một trong những cách làm hiện nay là sử dụng các vi sinh vật có sẵn trong tự nhiên giúp cho quá trình phân huỷ các polymer sinh học [2, 9, 10, 11]. Năm 1993, Nishida và Tokiwa đã nghiên cứu sự phân bố của các vi sinh vật có khả năng phân PHB và PCL trong các môi trường khác nhau và cho thấy số lượng các vi sinh vật có khả năng phân hủy PHB chiếm từ 0,5% - 9,6%, phân huỷ PCL chiếm 0,8 đến 11% tổng số vi sinh vật trong các mẫu. Số lượng các chủng vi sinh vật có khả năng phân hủy poly (β-propiolactone) .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.