TAILIEUCHUNG - Phân tích cái tôi trong bài thơ bài ca ngất ngưỡng cửa Nguyễn Công Trứ
Bài văn này nói về cái tôi ngất ngưởng của một con người hiểu rõ về mình, về xã hội mà mình đang sống. Nếu như Chí anh hùng tràn đầy khí phách của người tuổi trẻ, thì Bài ca ngất ngưởng, được viết lúc Nguyễn Công Trứ đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi (bản ngã) của cụ Thượng Trứ. | VĂN MẪU LỚP 11 PHÂN TÍCH CÁI TÔI TRONG BÀI THƠ BÀI CA NGẤT NGƯỠNG CỬA NGUYỄN CÔNG TRỨ Nguyễn Công Trứ một ông quan lớn văn võ toàn tài dưới triều Nguyễn. Người ta nhớ đến công lao khai khẩn đất hoang, lấn biển, lập nên hai xã Kim Sơn (Ninh Bình) và Tiền Hải (Thái Bình). Người ta cũng không quên một nhà thơ với những vần thơ đầy khẩu khí của một bậc chính nhân quân tử về chí nam nhi phụng sự đất nước, về cái tôi ngất ngưởng của một con người hiểu rõ về mình, về xã hội mà mình đang sống. Nếu như Chí anh hùng tràn đầy khí phách của người tuổi trẻ, thì Bài ca ngất ngưởng, được viết lúc ông đã thành danh, là bài thơ tổng kết về cuộc đời và khẳng định cái tôi (bản ngã) của cụ Thượng Trứ. Nếu như trong nền văn học trước ông, người ta thường thấy các tác giả nói về “cái ta”, “chúng ta” tức là nói những cái chung chung. Nhưng khi đến với thơ của Nguyễn Công Trứ người đọc bắt gặp “cái tôi”, đó là cái tôi “ngông”, cái tôi ngất ngưởng với chính bản thân, với đời. Để làm rõ được cái tôi ngông của mình, nhà thơ đã chọn thể hát nói bằng chữ Nôm, là một trong những thể thơ tài tử của dân tộc tương đối tự do, viết ra không phải để đọc mà để ngâm nga, hát xướng. Người thể hiện có thể theo đà cảm xúc mà luyến láy cho phù hợp. Bài thơ vì vậy mà đầy âm sắc, nhạc điệu. Trước hết đi vào nội dung bài thơ,cần hiểu được nghĩa của từ “ngất ngưởng”. Theo từ điển Tiếng Việt: ngất ngưởng là từ chỉ chỗ cheo leo dễ đổ, dễ rơi. Nhưng đặt vào văn cảnh của bài thơ, ngất ngưởng lại được hiểu là một con người khác đời, một cách sống khác đời và bất chấp mọi người. Ngay ở đoạn đầu bài thơ đã tác giả đã viết: “Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn Tài bộ đã vào lồng Khi Thủ khoa, khi Tham tám, khi Tổng đốc Đông Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” Tác giả khẳng định luôn, mọi việc của trời đất, chẳng có việc nào không phải phận sự của ta. Nhưng lại có sự đối lập giữa phận sự mang tầm vóc to lớn với cảnh “vào lồng” gợi ra sự tù túng, eo hẹp. Tuy nhiên, giữa quang cảnh ấy, ông “Hi Văn Tài” vẫn .
đang nạp các trang xem trước