TAILIEUCHUNG - Lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng trong phát triển năng lực thực hiện của người học
Bài viết đề cập tới công nghệ dạy học siêu tích hợp và ứng dụng lí thuyết này trong phát triển năng lực thực hiện cho người học. Đặc biệt, có sự tích hợp của dạy học vi mô, dạy học theo Module và dạy học ứng dụng lí thuyết hoạt động của Tâm lí học. Khi thi công bài học theo lí thuyết này, năng lực thực hiện của người học được phát triển một cách tối ưu. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 144-148 LÍ THUYẾT CÔNG NGHỆ DẠY HỌC SIÊU TÍCH HỢP VÀ ỨNG DỤNG TRONG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA NGƯỜI HỌC Nguyễn Hữu Long - Bùi Thị Hồng Anh Viện Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học sáng tạo Ngày nhận bài: 26/03/2018; ngày sửa chữa: 05/05/2018; ngày duyệt đăng: 10/05/2018. Abstract: Super-integrated teaching technology includes multilayered and multi-factorial integration, with four types: theoretical, empirical, applied and transferable. This article deals with super-integrated teaching technology and application of this theory in learner’s competency development. In particular, this teaching technology consists of integration of micro teaching, module teaching and teaching of operation theory application of psychology. Also, when organizing the lessons under this theory, learners' performance ability will be developed in an optimal way. Keywords: Theory, super-integrated teaching technology, development, competence, learner. 1. Mở đầu Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu giáo dục nghiên cứu về quan điểm tích hợp trong đó có Xavier Roegiers (1996) với công trình nghiên cứu về Khoa Sư phạm tích hợp “Hay cần làm thế nào để phát triển năng lực ở các trường học” [1]. Nội dung của lí thuyết dạy học này là tích hợp kiến thức, kĩ năng thành năng lực. Trong nước cũng có nhiều nghiên cứu, hội thảo về dạy học tích hợp như nghiên cứu của Hồ Ngọc Đại và cộng sự về lí thuyết và thực nghiệm dạy học, nghiên cứu này đã in một dấu son trong sự phát triển của thực tiễn giáo dục Việt Nam [2; tr 13]. Theo ông, “công nghệ giáo dục là tổ chức các việc làm tuyến tính”. Tuy nhiên, lí thuyết này gặp khó khăn khi chuyển giao, bởi có 1 “quãng trống - đứt đoạn” đã xuất hiện làm cho người học, người đọc khó thông hiểu [3]. Ý tưởng của chúng tôi là phát triển lí thuyết công nghệ dạy học siêu tích hợp theo chiến lược từ trừu tượng đến cụ thể một cách liên tục, không đứt đoạn, làm tăng khả năng ứng dụng và tăng hiệu quả khi chuyển giao
đang nạp các trang xem trước