TAILIEUCHUNG - Một số chỉ tiêu sinh học của quần thể Vích (chelonia mydas) sinh sản tại Côn Đảo, Việt Nam
Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp với điều kiện nước ta, từ đó có thể áp dụng cho các vùng khác của Việt Nam. Một vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết hiện nay là làm sao nhanh chóng nghiên cứu và phân tích được các đặc tính sinh học cơ bản của rùa biển làm tổ ở Côn Đảo, chủ yếu là loài Vích, để từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn, phục hồi quần thể rùa biển một cách có hiệu quả. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH HỌC CỦA QUẦN THỂ VÍCH (Chelonia mydas) SINH SẢN TẠI CÔN ĐẢO, VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC THẾ, CHU THẾ CƯỜNG i n T i ng yên v M i rường bi n i n n Kh a h v C ng ngh i a Tại Việt Nam có 5 loài rùa biển phân bố, bao gồm Vích (Chelonia mydas), Quản đồng (Caretta caretta), Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), rùa Da (Dermochelys coriacea). Trong số đó, Vích là loài có số lượng cá thể nhiều nhất, kể cả quần thể kiếm ăn và sinh sản. Vích phân bố tại hầu hết các tỉnh ven biển Việt Nam, tập trung tại các đảo xa bờ như Quan Lạn-Minh Châu (Quảng Ninh), Trường Sa, các bãi ngang tại các tỉnh miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận và một số đảo xa bờ tại vịnh Thái Lan. Tuy nhiên, số lượng Vích, đặc biệt là quần thể sinh sản, đã bị suy giảm rõ rệt trong những năm gần đây, ngoại trừ quần thể Vích tại Côn Đảo. Côn Đảo là địa điểm đầu tiên của nước ta đã thực hiện công tác bảo tồn loài Vích (từ năm 1994), số lượng Vích mẹ làm tổ tại vùng biển Côn Đảo hàng năm chiếm hơn 80% số lượng Vích đẻ trứng ở Việt Nam. Đây là nơi nghiên cứu và ứng dụng các mô hình bảo tồn rùa biển hiệu quả, phù hợp với điều kiện nước ta, từ đó có thể áp dụng cho các vùng khác của Việt Nam. Một vấn đề đặt ra mang tính cấp thiết hiện nay là làm sao nhanh chóng nghiên cứu và phân tích được các đặc tính sinh học cơ bản của rùa biển làm tổ ở Côn Đảo, chủ yếu là loài Vích, để từ đó đưa ra các giải pháp bảo tồn, phục hồi quần thể rùa biển một cách có hiệu quả. I. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng, thời gian nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm: Quần thể Vích (Chelonia mydas) tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, con non của loài Vích (Chelonia mydas) tại Côn Đảo. Thời gian nghiên cứu tiến hành trong hai đợt: Đợt I: Từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2010, Đợt II: Từ tháng 3 đến tháng 12 năm 2012. 2. Tài liệu nghiên cứu Bao gồm các kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu về trứng Vích, chỉ tiêu sinh học Vích con
đang nạp các trang xem trước