TAILIEUCHUNG - Thành phần sâu hại hồng ngọt nhập nội (fuyu và jiro) tại một số tỉnh miền núi phía Bắc

Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thành phần sâu hại hồng cho đến nay còn ít và mới chỉ thực hiện trên một số giống hồng địa phương. Điều tra thành phần sâu hại trên giống hồng ngọt nhập nội (Fuyu và Jiro) sẽ góp phần phát triển giống hồng mới, chất lượng cao ở Việt Nam phục vụ tiêu dùng, hướng tới xuất khẩu nhằm cải thiện đời sống của người dân vùng miền núi phía Bắc. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN SÂU HẠI HỒNG NGỌT NHẬP NỘI FUYU VÀ JIRO) TẠI MỘT SỐ TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC LÊ QUANG KHẢI, LÊ ĐỨC KHÁNH, TRẦN THANH TOÀN i n v h vậ i n Kh a h ng nghi i a ROBERT NISSEN Tr ng ghiên ứ C y ăn q Mar hy Q een an Australia HÀ QUANG HÙNG Trường i h ng nghi i Khí hậu miền Bắc Việt Nam khá đa dạng; nhiều vùng cao của một số tỉnh miền núi có mùa đông lạnh, mùa hè mát, rất thích hợp để phát triển cây ăn quả ôn đới với nhiều chủng loại như: Mận, mơ, hồng, đào, lê. Các giống hồng ngọt (non-astringent variety) như Fuyu, Jiro nhập nội vào Việt Nam từ năm 2001, được xem như là những giống cây trồng mới có tiềm năng và ưu thế thương mại đối với Việt Nam, trong đó giống Fuyu được Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2007 lấy tên là MC1. Đối với các giống cây trồng mới được đưa vào Việt Nam, việc nghiên cứu sâu bệnh hại trên chúng là rất quan trọng, giúp người nông dân hiểu được những loài sâu bệnh hại có mặt trên loại cây trồng mới này để lựa chọn những biện pháp phòng chống có hiệu quả, an toàn. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về thành phần sâu hại hồng cho đến nay còn ít và mới chỉ thực hiện trên một số giống hồng địa phương. Điều tra thành phần sâu hại trên giống hồng ngọt nhập nội (Fuyu và Jiro) sẽ góp phần phát triển giống hồng mới, chất lượng cao ở Việt Nam phục vụ tiêu dùng, hướng tới xuất khẩu nhằm cải thiện đời sống của người dân vùng miền núi phía Bắc. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu là giống hồng ngọt nhập nội Fuyu và Jiro, các loài sâu hại. Phương pháp điều tra thành phần sâu hại hồng được tiến hành theo Tiêu chuẩn Việt Nam năm 2002 và phương pháp nghiên cứu Bảo vệ thực vật (Viện Bảo vệ thực vật, 1997: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp). Điều tra tự do ngẫu nhiên và liên tục theo giai đoạn sinh trưởng của cây (15 ngày/lần). Điều tra trên các vườn hồng giống Fuyu và Jiro tại Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Bắc Giang. Thu thập tất cả các pha .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    172    5    27-11-2024
165    132    2    27-11-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.