TAILIEUCHUNG - “Đá” trong tâm thức của người Việt

Bài viết đi sâu tìm hiểu “tinh thần đá” ấy trong đời sống văn hoá Việt Nam qua ý nghĩa biểu tượng của đá: Đá - cội nguồn sự sống, đá tạo ra không gian sinh tồn cho con người, đá - sự thử thách ý chí con người, đá - sự bền vững trước thời gian. Đi tìm “tinh thần đá” trong tâm thức người Việt chính là cách đi tìm cái minh triết dân gian được khúc xạ qua các tín ngưỡng dân gian và những biểu hiện phổ biến của một nền văn hoá gắn liền với nông nghiệp của dân tộc, từ đó hiểu hơn đời sống tâm hồn và nhân cách Việt Nam. | SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, Vol 18, “Đá” trong tâm thức của người Việt Trần Thị Mai Nhân Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Từ lâu, đá vốn gắn bó với đời sống con người, có mặt khắp nơi trong đời sống vật chất và tinh thần của con người. Chính vì vậy, nhiều dân tộc trên đất nước Việt Nam có tục thờ “Linh Thạch”, thờ “Thần Đá”. Với người dân Việt Nam, từ ngàn xưa, đá đã trở thành những biểu tượng tinh thần trong đời sống con người. Đi dọc hành trình của đất nước, đâu đâu chúng ta cũng nhận ra dáng hình đất nước, cũng cảm nhận được tinh thần dân tộc, chiều sâu văn hoá và tâm thức Việt Nam qua những dáng hình của đá. Bài viết đi sâu tìm hiểu “tinh thần đá” ấy trong đời sống văn hoá Việt Nam qua ý nghĩa biểu tượng của đá: Đá - cội nguồn sự sống, đá tạo ra không gian sinh tồn cho con người, đá - sự thử thách ý chí con người, đá sự bền vững trước thời gian. Đi tìm “tinh thần đá” trong tâm thức người Việt chính là cách đi tìm cái minh triết dân gian được khúc xạ qua các tín ngưỡng dân gian và những biểu hiện phổ biến của một nền văn hoá gắn liền với nông nghiệp của dân tộc, từ đó hiểu hơn đời sống tâm hồn và nhân cách Việt Nam. Từ khóa: văn hóa, tinh thần, cội nguồn, bền vững, ý chí, hóa đá, bia đá, tượng đá. 1. Mở đầu Từ thưở hồng hoang, loài người đã biết sử dụng đá để phục vụ cho đời sống. Và một sự thật hiển nhiên là trước khi bước vào giai đoạn đồ kim khí, lịch sử phát triển của xã hội loài người từng trải qua thời kỳ “đồ đá”. Với người dân Việt Nam, từ ngàn xưa, đá có mặt khắp nơi trong đời sống con người. Người bình dân dùng đá để đánh lửa, dựng bếp, kê cột nhà Vua chúa dùng đá để tô điểm đền đài, cung điện, lăng tẩm. Các bậc thượng lưu dùng đá làm vật trang sức để tăng vẻ đẹp sang trọng, cũng như thể hiện uy quyền của mình. Nhiều nơi trên đất nước Việt Nam có tục thờ “Linh Thạch”, thờ “Thần Đá” hay có thú sưu tập và chơi đá cảnh. Không phải ngẫu nhiên mà người xưa từng đề cao vai trò của đá:“Núi không có

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.