TAILIEUCHUNG - Ngành mía đường Việt Nam với sự phát triển nông thôn bền vững và xoá đói giảm nghèo trong quá trình hội nhập
Nội dung của bài viết "Ngành mía đường Việt Nam với sự phát triển nông thôn bền vững và xoá đói giảm nghèo trong quá trình hội nhập" trình bày một số giải pháp để tham gia hội nhập WTO, một số vấn đề về tổ chức lại sản xuất, những giải pháp của ngành mía đường, một số đề nghị. | NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN BỀN VỮNG VÀ XOÁ ĐÓI GIẢM NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP (Bài phát biểu tạI hộI nghị doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO) Cây mía và nghề làm mật, đường ở Việt Nam đã có từ xa xưa, nhưng công nghiệp mía đường mới được bắt đầu từ thế kỷ thứ XX. Đến năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía, với tổng công suất gần tấn mía ngày và 2 nhà máy đường tinh luyện công suất nhỏ, thiết bị và công nghệ lạc hậu. Hàng năm phải nhập khẩu từ đến tấn đường. Năm 1995, với chủ trường “Đầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy đường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở Những vùng nguyên liệu tập trung lớn, xây dựng các nhà máy có thiết bị công nghệ tiến tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngoài, sản lượng đường năm 2000 đạt khoảng một triệu tấn (Nghị Quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 8). Chương trình mía đường được chọn là chương trình khởi đầu để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp. Ngành mía đường được giao “không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tốI đa mà là ngành kinh tế xã hội”. Thực hiện “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường” ngành mía đường Việt Nam tuy còn non trẻ, chỉ sau 5 năm (1995-2000) đã có bước tiến đột phát. Đầu tư mở rộng công suất 9 nhà máy cũ, xây dựng mới 33 nhà máy, tổng số nhà máy đường của cả nước là 44, tổng công suất là tấn (so vớI năm 1994 tăng thêm 33 nhà máy và trên tấn công suất), năm 2000 đã đạt mục tiêu 1 triệu tấn đường. Về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đường tiêu dung trong nước, chấm dứt được tình trạng hàng năm Nhà nước phải bỏ ra hàng trăm triệu USD để nhập khẩu đường. Đặc biệt công nghiệp mía đường hầu hết các nhà máy đường mới đều được xây dựng tại các vùng nông thôn, vùng trung du, miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng đất nghèo khó khăn, vùng sâu, vùng xa và được phân bổ khắp cả 3
đang nạp các trang xem trước