TAILIEUCHUNG - So sánh con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ trong một số bản viết tay của người Việt Nam vào năm 1659 với con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ hiện nay

Bài viết này nhận xét về con chữ cái, cách viết chữ Quốc ngữ của hai người Việt Nam vào năm 1659 là Igesico Văn Tín và Bento Thiện trong các bản viết tay: (1) Bức thư của Igesico Văn Tín gửi linh mục , 1659, (2) Bức thư của Bento Thiện gửi linh mục , 1659 và (3) Tập “Lịch sử nước An Nam” của Bento Thiện. So với hệ thống các con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ ở nước ta hiện nay, chúng tôi thấy có những điểm khác về con chữ, các dấu phụ và cách viết. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 So sánh con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ trong một số bản viết tay của người Việt Nam vào năm 1659 với con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ hiện nay Nguyễn Hữu Chương Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT Bài viết này nhận xét về con chữ cái, cách viết chữ Quốc ngữ của hai người Việt Nam vào năm 1659 là Igesico Văn Tín và Bento Thiện trong các bản viết tay: (1) Bức thư của Igesico Văn Tín gửi linh mục , 1659, (2) Bức thư của Bento Thiện gửi linh mục , 1659 và (3) Tập “Lịch sử nước An Nam” của Bento Thiện. So với hệ thống các con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ ở nước ta hiện nay, chúng tôi thấy có những điểm khác về con chữ, các dấu phụ và cách viết. Nguyên nhân có thể là do thời kỳ đó cách phát âm tiếng Việt ít nhiều có khác hiện nay, việc xác định các âm vị cũng chưa được chính xác, qui ước cách viết cho từng con chữ, dấu phụ cũng có khác hiện nay. Từ khóa: chữ cái, dấu thanh điệu, các dấu phụ khác 1. Đặt vấn đề Trong cuốn “Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659” của tác giả Đỗ Quang Chính1 chúng tôi thấy tác giả cho in nguyên bản và dịch ra chữ Quốc ngữ hiện nay ba tài liệu viết tay bằng chữ Quốc ngữ vào năm 1659 của hai người Việt Nam là Igesico Văn Tín và Bento Thiện. Nhờ có bản dịch của Đỗ Quang Chính, chúng tôi đọc nguyên bản và nhân thấy rằng về con chữ và cách ghép các con chữ thành vần, thành chữ (âm tiết) ít nhiều có khác với con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ trong cuốn Từ điển Việt Bồ - La 1651 của A. de Rhodes2, và có những điểm khác so với con chữ và cách viết chữ Quốc ngữ hiện 1 Đỗ Quang Chính (1972), Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659, Sài Gòn. 2 Rhodes (1991), Từ điển Annam_Lusitan_Latinh (Thường gọi Từ điển Việt – Bồ - La), phiên dịch: Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính, Nxb Khoa học Xã hội. nay. Việc khảo sát các văn bản viết chữ Quốc ngữ giai đoạn mới sáng tạo và dùng thử nghiệm (16201659) sẽ cho ta thấy được một cách cụ thể hơn quá trình đặt chữ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.