TAILIEUCHUNG - Đặc điểm phân bố của ong cự phân họ pimplinae (hymenoptera: ichneumonidae) ở Việt Nam

Ở Việt Nam, sự đa dạng của các loài ong cự thuộc phân họ Pimplinae đã được nghiên cứu khá đầy đủ, đến nay đã ghi nhận 122 loài ong cự thuộc 2 tộc, 21 giống, trong đó nhiều loài mới được mô tả, nhiều loài và giống được phát hiện và ghi nhận lần đầu cho khu hệ ong cự của Việt Nam trong thời gian gần đây (Pham et al., 2010, 2011, 2012, 2013). | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 Đ C ĐIỂM PHÂN BỐ CỦA ONG CỰ PHÂN HỌ Pimplinae (Hymenoptera: Ichneumonidae) Ở VIỆT NAM i n n PHẠM THỊ NHỊ i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Pimplinae là một phân họ lớn thuộc họ Ong cự Ichneumonidae với tổng số trên 1500 số loài đã được ghi nhận thuộc 77 giống trên toàn thế giới (Yu et al., 2005; Gauld & Dubois, 2006). Về mặt sinh học sinh thái, các loài ong cự thuộc phân họ Pimplinae có phạm vi vật chủ rộng, chúng là ký chủ của nhiều loài sâu hại họ Cánh vảy (Lepidoptera), ký chủ của ấu trùng nhiều loài Cánh cứng ăn lá (Coleoptera) hoặc ký chủ của nhiều loài nhện (Aranea). Chúng có thể là nội ký sinh hoặc ngoại ký sinh, chúng ký sinh đơn độc hoặc ký sinh tập đoàn, chúng có thể gây chết lâm sàng vật chủ trước khi đẻ trứng (nhóm này có tên chung là idiobiont) hoặc không gây chết lâm sàng vật chủ khi đẻ trứng (nhóm này có tên chung là koinobiont) (Gauld, 1991). Ở Việt Nam, sự đa dạng của các loài ong cự thuộc phân họ Pimplinae đã được nghiên cứu khá đầy đủ, đến nay đã ghi nhận 122 loài ong cự thuộc 2 tộc, 21 giống, trong đó nhiều loài mới được mô tả, nhiều loài và giống được phát hiện và ghi nhận lần đầu cho khu hệ ong cự của Việt Nam trong thời gian gần đây (Pham et al., 2010, 2011, 2012, 2013). Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu về đặc điểm phân bố của các loài ong cự. Trong bài báo này chúng tôi tập trung phân tích đặc điểm phân bố của các loài ong cự này theo các vùng địa lý và theo độ cao. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Số liệu thống kê được phân tích trên phần mềm PAST (Hammer et al., 2001). Các vùng địa lý có thành phần loài tương tự nhau sẽ tập hợp lại thành nhóm. Chỉ số Sorensen được sử dụng để so sánh sự tương đồng về thành phần loài giữa hai vùng. Chỉ số này được tính dựa theo công thức: djk = 2M/(2M+N), trong đó M là số loài xuất hiện ở cả hai vùng và N là tổng số loài chỉ xuất hiện ở một vùng II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Phân bố của ong cự Pimplinae theo các vùng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.