TAILIEUCHUNG - Cơ hội và thách thức của dệt may Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Nghiên cứu phân tích tình hình thương mại ngành dệt may của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bằng việc sử dụng các chỉ số thương mại và tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: TPP là thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam, tuy nhiên mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên TPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của ngành chỉ biểu hiện ở 2 nhóm sản phẩm cuối cùng (quần áo và hàng dệt may phụ trợ) trong 14 nhóm sản phẩm phân theo mã HS của ngành. Như vậy, Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực TPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ sản phẩm. Mời các bạn cùng xem và tham khảo. | Tạp chí Khoa học – Đại học Huế ISSN 2588–1205 Tập 126, Số 5A, 2017, Tr. 173–184 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG Phan Thanh Hoàn* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Thừa Thiên Huế, Việt Nam Tóm tắt: Nghiên cứu này phân tích tình hình thương mại của ngành dệt may của Việt Nam trong bối cảnh gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bằng việc sử dụng các chỉ số thương mại và tính toán cơ cấu xuất, nhập khẩu các nhóm sản phẩm của ngành, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng TPP là thị trường chính của hàng dệt may Việt Nam, nhưng mức độ tập trung thương mại chỉ ở một vài thành viên TPP như Mỹ, Nhật Bản, Canada. Lợi thế cạnh tranh của ngành chỉ biểu hiện ở 2 nhóm sản phẩm cuối cùng (quần áo và hàng dệt may phụ trợ) trong 14 nhóm sản phẩm phân theo mã HS (The Harmonized System) của ngành. Như vậy, Việt Nam có cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng dệt may trong khu vực TPP. Tuy nhiên, cơ hội này chỉ được tận dụng tối đa khi mà Việt Nam đảm bảo được quy tắc xuất xứ sản phẩm. Điều đó có nghĩa là Việt Nam cần phải tăng cường năng lực sản xuất đầu vào hoặc thay đối cơ cấu nhập khẩu của ngành nhằm thúc đẩy xuất khẩu và nâng cao giá trị gia tăng của ngành dệt may. Từ khóa: dệt may, TPP, xuất khẩu, Việt Nam, lợi thế cạnh tranh 1 Đặt vấn đề Trong một loạt Hiệp định thương mại tự do – (Free-Trade Agreement- FTA) thế hệ mới mà Việt Nam tham gia đàm phán đã và đang được hoàn tất, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định FTA Việt Nam – EU (EVFTA) được kỳ vọng sẽ tạo ra làn sóng hội nhập lần thứ hai mạnh mẽ hơn đối với nền kinh tế Việt Nam. Theo đó, những ngành hàng chủ lực của Việt Nam, nhất là dệt may được kỳ vọng sẽ là những ngành hàng được hưởng lợi nhiều nhất. Thống kê của Hiệp hội Dệt May Việt Nam năm 2015 cho thấy ngành dệt may Việt Nam đang đóng góp 10 % giá trị sản xuất công nghiệp [3]. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân 5 năm 2011–2015 đạt 14,77 %/năm, đưa
đang nạp các trang xem trước