TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu bệnh mòn vây, cụt đuôi ở cá mú - Epinephelus spp nuôi ở Khánh Hòa
Bài viết trình bày về kết quả nghiên cứu bệnh mòn vây cụt đuôi ở cá mú (Epinephelus spp và Cromileptes altivelis) nuôi lồng và nuôi đìa tại tỉnh Khánh Hòa của nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Nha Trang. Nghiên cứu này tập trung tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ và bước đầu tìm hiểu tác nhân gây ra bệnh này. | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản - số 01/2008 Trường Đại học Nha Trang VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NGHIÊN CỨU BỆNH MÒN VÂY, CỤT ĐUÔI Ở CÁ MÚ – Epinephelus spp NUÔI Ở KHÁNH HÒA PGS. TS. Đ Th Hòa, KS. Nguy n Th Nguy t Hu , KS. Nguy n Th Thùy Giang Khoa Nuôi tr ng Th y s n - Tr ng Đ i h c Nha Trang Tại Khánh Hòa, nuôi cá biển trong đìa và lồng ven và trên biển đã có từ nhiều năm nhưng công nghệ nuôi này mới thực sự phát triển trong vòng vài năm gần đây khi nuôi tôm he gặp một số khó khăn do bệnh và giá thị trường xuất khẩu giảm sút. Cá mú – Epinephelus spp, Cromileptes sp là một trong những loại cá biển được nuôi sớm nhất ở Khánh Hòa. Tuy nhiên, bệnh và tác hại của nó vẫn luôn là một trở ngại không nhỏ đến việc nuôi đối tượng này ở địa phương. Trong hai năm (2005-2006) chúng tôi đã quan sát hiện tượng cá mú trong ao, lồng nuôi chết với các dấu hiệu đặc thù như: thay đổi màu sắc của cơ thể, vây và đuôi mòn cụt, xơ xác, hoạt động giảm, hiện tượng hoại tử có thể ăn sâu vào phần thân của những con cá bị bệnh nặng. Bệnh này có thể gây tỷ lệ chết cao ở cá nhỏ (tới 100%) và thấp hơn ở cá lớn. Kết quả điều tra cho thấy tần số gặp của bệnh này là 15,7% (n=83), bệnh có thể xuất hiện quanh năm, ảnh hưởng lớn hơn tới cá giai đoạn còn nhỏ. Với bệnh phẩm lấy từ gan, thận và vết loét trên cơ thể cá bệnh, chúng tôi đã phân lập được một số loài vi khuẩn thuộc giống Vibrio spp và đặc biệt một loại vi khuẩn dài, cong, mềm mại, gram (-) được xác định là Flexibacter sp có tần số gặp cao khi phân lập. Thí nghiệm cảm nhiễm đã được thực hiện trên cá khỏe để tìm hiểu tác nhân chính gây bệnh. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung, Việt Nam, nơi có nghề nuôi cá biển bằng lồng và ao khá phát triển. Tại đây, cá mú Epinephelus spp và đôi khi có cả loài cá mú lưng gù Cromileptes altivelis là đối tượng nuôi sớm nhất và những năm gần đây hiện tượng spp gây bệnh xuất huyết nhiễm trùng máu, loại vi khuẩn dài, khuẩn lạc vàng- Flexibacter, Cytophaga, Plavobacterium và Vibrio spp .
đang nạp các trang xem trước