TAILIEUCHUNG - Tìm hiểu động thái của các nước lớn trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam

Trước sức tấn công như vũ bão của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, hệ thống phòng thủ của chính quyền Sài Gòn tan rã từng mảng lớn, bắt đầu một giai đoạn mới hỗn loạn và tuyệt vọng của ngụy quyền Sài Gòn trước giờ phút sụp đổ hoàn toàn. Bài viết tập trung giới thiệu những động thái của các nước lớn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh nhưng không thể cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. | TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 4 (200) 2015 92 TÌM HIỂU ĐỘNG THÁI CỦA CÁC NƯỚC LỚN TRONG NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM TRẦN NAM TIẾN Trước sức tấn công như vũ bão của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, hệ thống phòng thủ của chính quyền Sài Gòn tan rã từng mảng lớn, bắt đầu một giai đoạn mới hỗn loạn và tuyệt vọng của ngụy quyền Sài Gòn trước giờ phút sụp đổ hoàn toàn. Bài viết tập trung giới thiệu những động thái của các nước lớn vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh nhưng không thể cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn. 1. CHÍNH QUYỀN MỸ VÀ CHẾ ĐỘ SÀI GÒN SAU HIỆP ĐỊNH PARIS (1973) VÀ TÌNH HÌNH THÁNG 4/1975 Do liên tiếp gặp nhiều thất bại trên chiến trường, Mỹ buộc phải xuống thang trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, đi đến ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). Ngày 29/3/1973, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ và rút những lực lượng quân sự Mỹ cuối cùng ra khỏi miền Nam Việt Nam. Mặc dù vậy, để giữ “danh dự, uy tín” và vì quyền lợi của mình, Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ hoàn toàn Việt Nam. Âm mưu và chính sách cơ bản của Mỹ giai đoạn sau Hiệp định Paris là rút được quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam, đưa được tù binh Mỹ về nước, nhưng vẫn phải giữ được miền Nam Trần Nam Tiến. Phó giáo sư tiến sĩ. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (VNU-HCM) trong đề tài mã số C2013-18b-03. dưới ảnh hưởng của Mỹ Tổng thống Mỹ Richard Nixon tuyên bố: “Mỹ sẽ tiếp tục công nhận Chính phủ Việt Nam Cộng hòa là chính phủ hợp pháp duy nhất ở miền Nam Việt Nam” (George C. Herring, 1986, tr. 259). Nhưng tình hình đã diễn ra không theo ý muốn chủ quan của người Mỹ. Sau năm 1973, nước Mỹ đã rơi vào “cuộc khủng hoảng lòng tin”, kinh tế suy thoái, nạn lạm phát và thất nghiệp tăng nhanh, nội bộ chính quyền và các đảng phái bị chia rẽ sâu sắc. Cùng với tình hình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.