TAILIEUCHUNG - Đo lường xung lực tài khóa cho Việt Nam, Lê Quang Tường, thanh tra viên cao cấp, Thanh tra Chính phủ
Đo lường xung lực tài khóa là một trong những công cụ quan trọng được dùng để phân tích trạng thái tài khóa. Nó kết hợp với các công cụ phân tích khác có thể cho biết tình trạng sự thay đổi của các trạng thái tài khóa và phản ứng của chính sách tài khóa đối với trạng thái của chu kỳ kinh tế. Nghiên cứu này đo lường xung lực tài khóa cho Việt Nam, thời kỳ 1991-2015, để làm rõ sự thay đổi của các trạng thái tài khóa và phản ứng của chính sách tài khóa đối với chu kỳ kinh tế. Tác giả sử dụng phương pháp đo lường xung lực tài khóa của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để đo lường xung lực tài khóa cho các giai đoạn theo chu kỳ kinh tế và đo lường xung lực tài khóa cho năm t so với năm t-1. Kết quả đo lường xung lực tài khóa cho thấy chính sách tài khóa của các giai đoạn và hàng năm thiên về mở rộng; phản ứng của chính sách tài khóa nhìn chung không phù hợp với chu kỳ nền kinh tế. | Do vậy, để hoạch định, điều hành chính sách tài khóa một cách hợp lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn chi tiêu từ ngân sách, khuyến nghị: i) Các cơ quan hoạch định và điều hành chính sách tài khóa cần xây dựng, hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả các công cụ đo lường, đánh giá, dự báo chính sách tài khóa một cách khoa học, như ứng dụng các công cụ đo lường và dự báo xung lực tài khóa hàng năm, các giai đoạn; công cụ đo lường, đánh giá tác động chính sách tài khóa đối với kinh tế vĩ mô ii) Hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả các công cụ đo lường, dự báo các thông số về các tiêu chí kinh tế vĩ mô để vừa làm căn cứ hoạch định, điều hành chính sách tài khóa, vừa phối hợp, hỗ trợ thực hiện có hiệu quả chính sách tài khóa. iii) Hoàn thiện việc phân bổ các nguồn lực chi tiêu ngân sách, hợp lý khoa học, theo hướng ưu tiêu giải quyết các nút thắt cản trở việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; xây dựng các danh mục thứ tự ưu tiên các công trình, chương trình, dự án đầu tư công một cách hợp lý, khoa học theo các tiêu chí định lượng cụ thể, để đảm bảo các công trình có nhu cầu cấp thiết, hiệu quả cao được ưu tiên đầu tư trước. iv) Tăng cường các biện pháp chống tham nhũng, lãng phí (như chống lợi ích nhóm, doanh nghiệp sân sau thao túng,
đang nạp các trang xem trước