TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu sự hiện diện của nhóm phthalates trong vùng hạ lưu lưu vực Sài Gòn - Đồng Nai
Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về sự hiện diện của nhóm chất ô nhiễm nói trên trong vùng hạ lưu lưu vực Sài Gòn - Đồng Nai. Kết quả phân tích đã cho thấy nhóm chất gây rối loạn nội tiết phthalates có tần suất phát hiện cũng khá cao, đặc biệt trong pha rắn (trầm tích). Do đó, rất cần có các nghiên cứu chi tiết hơn về sự tồn lưu của nhóm chất ô nhiễm này trong môi trường và các rủi ro sinh thái có thể xảy ra. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 217-223 Nghiên cứu sự hiện diện của nhóm phthalates trong vùng hạ lưu lưu vực Sài Gòn - Đồng Nai Hoàng Thị Thanh Thủy*, Cấn Thu Văn, Nguyễn Đinh Tuấn Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, 236B Lê Văn Sỹ, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Hiện nay, các sản phẩm nhựa ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của đời sống cũng như công nghiệp. Trong quá trình sản xuất nhựa, vai trò của các phthalate là rất quan trọng bởi chúng là các chất phụ gia làm tăng độ dẻo và bền cho các sản phẩm nhựa, đặc biệt là PVC. Một vài phthalate cũng được sử dụng như các dung môi hòa tan. Có đến hàng trăm sản phẩm có phthalate ví dụ như gạch nhựa, keo dán, chất tẩy rửa, dầu bôi trơn, nội thất ô tô, quần áo mưa và hóa mỹ phẩm (xà phòng, dầu gội, keo xịt tóc và sơn móng tay). Tuy nhiên, phthalate cũng đồng thời là các hợp chất gây rối loạn nội tiết. Sự có mặt của các phthalate, cụ thể là di 2-ethylhexyl phthalate (DEHP) có thể gây ảnh hưởng đến các hoc-môn sinh dục ở cơ thể người, đặc biệt là nam giới. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy DEHP gây rối loạn sinh lý biến đổi giới tính ở bé trai và gây dậy thì sớm ở các bé gái. Chính vì lý do này, DEHP nói riêng và phthalate nói chung đã và đang được các nhà khoa học quan tâm. Bài báo trình bày các kết quả nghiên cứu bước đầu về sự hiện diện của nhóm chất ô nhiễm nói trên trong vùng hạ lưu lưu vực Sài Gòn - Đồng Nai. Kết quả phân tích đã cho thấy nhóm chất gây rối loạn nội tiết phthalates có tần suất phát hiện cũng khá cao, đặc biệt trong pha rắn (trầm tích). Do đó, rất cần có các nghiên cứu chi tiết hơn về sự tồn lưu của nhóm chất ô nhiễm này trong môi trường và các rủi ro sinh thái có thể xảy ra. Từ khóa: Chất gây rối loạn nội tiết, phthalate, lưu vực sông, nước mặt, trầm tích. 1. Mở đầu * không gắn kết
đang nạp các trang xem trước