TAILIEUCHUNG - Cách xưng hô trong Tiếng Việt qua một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán trước năm 1945

Bài viết tìm hiểu những cách xưng hô thể hiện những nét đặc trưng văn hóa thời đại phong kiến Việt Nam trước 1945 qua một số tác phẩm văn học hiện thực phê phán. Tư liệu được khảo sát thuộc 4 tác giả tiêu biểu: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố. Qua đó, có thể thấy văn hóa giao tiếp người Việt thể hiện rõ nét qua cách xưng hô đồng thời thấy được một giai đoạn lịch sử xã hội với những đặc trưng của nó. Bài viết cũng chứng tỏ rằng vấn đề xưng hô không nằm ngoài qui luật tồn tại và phát triển của ngôn ngữ, nó biến đổi linh hoạt khi yếu tố xã hội có sự thay đổi. | CÁCH XƯNG HÔ TRONG TIÉNG VIỆT QUA MỘT SỐ TÁC PHẨM VĂN HỌC HIỆN THựC PHÊ PHÁN TRƯỚC NĂM 1945 Lê Thị Phưcmg Chi1 trường Đại học Khánh Hòa Tóm tắt Bài viết tìm hiểu những cách xưng hô thể hiện những nét đặc trưng vãn hóa thời đại phong kiến Việt Nam trước 1945 qua một số tác phẩm văn học hiện thực phê phản. Tư liệu được khảo sát thuộc 4 tác giả tiêu biểu Nam Cao Vũ Trọng Phụng Nguyễn Công Hoan Ngô Tat To. Qua đó có thể thay văn hóa giao tiếp người Việt thể hiện rõ nét qua cách xưng hô đồng thời thấy được một giai đoạn lịch sử xã hội với những đặc trưng của nó. Bài viết cũng chứng tỏ rằng vẩn đề xưng hô không nằm ngoài qui luật tồn tại và phát triển của ngôn ngữ nỏ biến đồi linh hoạt khi yếu tổ xã hội cỏ sự thay đối. Từ khóa Cách xưng hô hiện thực phê phán từ ngữ văn học. 1. ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA QUA TỪ NGỮ XƯNG HÔ Trong ngôn ngữ và cách sử dụng ngôn ngữ của một cộng đồng các từ ngữ xưng hô có chức năng thay thế và chỉ trỏ người khi tham gia hội thoại thể hiện vị thế quan hệ giao tiếp đồng thời thể hiện được phần nào tư tưởng tình cảm và mục đích giao tiếp của người nói cả văn hoá giao tiếp của một cộng đồng trong một hoàn cảnh nhất định. Bài viết này nhằm chỉ ra một số đặc trưng vãn hóa giao tiếp một thời trong xã hội thực dân phong kiến Việt Nam trước đây đặt trong sự so sánh với thời nay thông qua việc tìm hiểu cách xưng hô của tiếng Việt trong một số tác phẩm vãn học hiện thực phê phán VHHTPP thời kì 1930 - 1945 - Các tác phẩm của Nam Cao tiểu thuyết Người hàng xóm và sống mòn 41 truyện trong Tuyển tập Nam Cao. - Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng tiểu thuyết Giông to và So đỏ các truyện ngắn trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng - tập 2. - Các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan tiểu thuyết Bước đường cùng 66 truyện trong Tuyến tập Nguyễn Công Hoan tập 2. - Truyện Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khác với các phương tiện ngôn ngữ khác khi bàn về ngữ nghĩa của từ xưng hô người ta thường tiếp cận ở khía cạnh ngữ nghĩa chức năng của chúng hơn là nghĩa trong hệ thống ngôn ngữ. Vì vậy sự phân loại

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.