TAILIEUCHUNG - Quản lý công tác hỗ trợ học sinh trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở ở các trường trung học cơ sở
Bài viết đã nhận diện giai đoạn chuyển tiếp và đưa ra một số biện pháp về quản lý công tác hỗ trợ học sinh trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2017, Vol. 9, No. 11, pp. 63-68 This paper is available online at QUẢN LÝ CÔNG TÁC HỖ TRỢ HỌC SINH TRONG GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP TỪ TIỂU HỌC LÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Phùng Mạnh Hùng1 Tóm tắt. Trong giai đoạn chuyển tiếp từ cấp tiểu học lên trung học cơ sở các em có sự thay đổi rất nhiều về chương trình học tập, môi trường học tập và sự phát triển về mặt thể chất và xã hội. Nếu học sinh được hỗ trợ tốt, các em sẽ nhanh chóng thích nghi với những thay đổi để học tập và phát triển đáp ứng các yêu cầu giáo dục của cấp học. Công tác hỗ trợ học sinh trong giai đoạn chuyển tiếp là trách nhiệm của nhiều bên: nhà trường, gia đình và xã hội. Bài viết đã nhận diện giai đoạn chuyển tiếp và đưa ra một số biện pháp về quản lý công tác hỗ trợ học sinh trong giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở. Từ khóa: Giai đoạn chuyển tiếp, công tác hỗ trợ học sinh, sự thay đổi, thích nghi. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình phát triển của học sinh phổ thông, có nhiều giai đoạn chuyển tiếp giữa các cấp học, bậc học trong đó có giai đoạn chuyển tiếp từ tiểu học lên trung học cơ sở là một trong những giai đoạn chuyển tiếp quan trọng. Ở những giai đoạn này, học sinh đối mặt với nhiều thay đổi có tính “bước ngoặt”. Do đó, trong giai đoạn chuyển tiếp, nếu được hỗ trợ tốt sẽ giúp học sinh nhanh chóng thích nghi với những thay đổi để học tập và phát triển đáp ứng các yêu cầu của giáo dục mỗi cấp học. Hỗ trợ cho học sinh trong những giai đoạn chuyển tiếp là trách nhiệm của nhiều bên: nhà trường, gia đình và xã hội. Việc hỗ trợ học sinh trong giai đoạn chuyển tiếp cần được sự quan tâm một cách đầy đủ đối với mỗi nhóm đối tượng riêng biệt, học sinh ở thành phố và nông thôn, miền núi và vùng khó khăn.; Trong các trường Tiểu học và Trung học cơ sở, việc triển khai các công tác hỗ trợ cần có hệ thống, kết nối giữa hai cấp, hai bậc học chặt chẽ để có hiệu quả cao. Hiện nay,
đang nạp các trang xem trước