TAILIEUCHUNG - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
Bài viết phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động nói tiếng Anh. Kết luận từ nghiên cứu này có thể là nguồn tham kháo cho giáo viên đang giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và giáo viên dạy tiếng Anh cho sinh viên không chuyên. Từ việc xác định được các yếu tố gây tác động đến sự tự giác giao tiếp bằng tiếng Anh trong giờ học, giáo viên có thể điều chỉnh việc triển khai các hoạt động nói theo hướng phù hợp hơn với sinh viên, giúp họ từng bước tăng kiến thức cũng như sự tự tin và sự hứng thú khi học nói tiếng Anh, từ đó hình thành sự tự nguyện giao tiếp bằng tiếng Anh trong các tình huống giao tiếp khác nhau. | NATIONAL ACADEMY OF EDUCATION MANAGEMENT Journal of Education Management, 2018, Vol. 10, No. 1, pp. 96-101 This paper is available online at CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHỦ ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG TIẾNG ANH TRONG LỚP HỌC Lê Thị Chinh1 Tóm tắt. Thực tế giảng dạy tiếng Anh tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, kỹ năng nói luôn là một thách thức đối với sinh viên. Vì vậy, việc tìm hiểu yếu tố nào có thể tạo hứng thú từ đó tăng tính chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong giờ học là cần thiết. Kết luận từ nghiên cứu này có là nguồn tham khảo cho giảng viên trong việc triển khai hoạt động dạy nói một cách hiệu quả. Từ khóa: Yếu tố ảnh hưởng, giao tiếp tiếng Anh, lớp học. 1. Đặt vấn đề Sự ra đời của phương pháp dạy học ngoại ngữ theo đường hướng giao tiếp là một minh chứng rõ ràng cho tầm quan trọng của kỹ năng nói trong mỗi lớp học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng. Khái niệm tự nguyện giao tiếp bằng ngoại ngữ (willingness to communicate in second language) trong lớp học cũng từ đây xuất hiện với hàm ý người học sẵn sàng tham gia giao tiếp bằng tiếng Anh với một, hai hay một nhóm người tại một thời điểm nhất định. Một số học giả như Clemente (1998), Baker (2003, được trích dẫn bởi Riasati, 2012) thậm chí cho rằng mục đích của việc dạy ngoại ngữ chính là tăng cường sự tự nguyện giao tiếp bằng ngoại ngữ đó của người học. Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, kết quả của các bài thi nói tiếng Anh của sinh viên học trình độ B1 luôn thấp, điều này đặc biệt đúng với các các sinh viên học lại môn B1 từ một đến hai lần (B1 là mức năng lực ngoại ngữ theo quy chuẩn của khung tham chiếu Châu Âu, theo quy định của Bộ Giáo dục, trình độ B1 môn ngoại ngữ là điều kiện xét tốt nghiệp bậc đại học chính quy và cao học). Dựa theo thống kê kết quả 105 bài thi hết môn Tiếng Anh Cơ sở 3, cũng là bài thi xét chuẩn đầu ra B1 học kỳ 2, năm học 2016-2017, điểm kỹ năng nói so với
đang nạp các trang xem trước