TAILIEUCHUNG - Điểm mới lạ trong sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng
Atâu So Hle, Kơne Gơseng (Hơamon Atâu So Hle, Kơne Gơseng) là sử thi Bahnar được sưu tầm tại Gia Lai. Sử thi này có nhiều đặc điểm rất mới lạ về tên tác phẩm, vai trò của hệ thống nhân vật và hành động của các nhân vật sử thi. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, TRƯỜNG ðH KHOA HỌC HUẾ TẬP 1, SỐ 2 (2014) ðIỂM MỚI LẠ TRONG SỬ THI ATÂU SO HLE, KƠNE GƠSENG Nguyễn Tiến Dũng1 Khoa Ngữ văn, Trường ðại học Khoa học Huế Email: tiendung1295@ TÓM TẮT Atâu So Hle, Kơne Gơseng (Hơamon Atâu So Hle, Kơne Gơseng) là sử thi Bahnar ñược sưu tầm tại Gia Lai. Sử thi này có nhiều ñặc ñiểm rất mới lạ về tên tác phẩm, vai trò của hệ thống nhân vật và hành ñộng của các nhân vật sử thi. ðiều ñó cho thấy sử thi Bahnar nói riêng, sử thi Tây Nguyên nói chung rất ña dạng và phong phú. Từ Atâu So Hle, Kơne Gơseng có thể mở ra một cách tiếp cận mới về sử thi, nhất là sử thi Tây Nguyên mới sưu tầm. Từ khóa: Atâu So Hle, Giông, sử thi, mới lạ Sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng (Hơamon Atâu So Hle, Kơne Gơseng) là tên sử thi Bahnar ñược Thạc sĩ Nguyễn Quang Tuệ sưu tầm tại làng Bre huyện ðak ðoa tỉnh Gia Lai do Bok Pơnh hát kể, Siu Pêt, Nguyễn Quang Tuệ dịch nghĩa. ðây là một trong nhiều sử thi ñược sưu tầm trên ñịa bàn Gia Lai có ñặc ñiểm của nhóm sử thi Bahnar vùng Bắc Tây Nguyên như Dyông Tư, Giông mồ côi tám vợ, Giông, Giơ mồ côi từ nhỏ Trong ñó sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng có mối liên quan chặt chẽ ñến các sử thi mang tên nhân vật Giông (cách viết khác là Dyông, Diông) như: Giông làm nhà mồ, Giông cứu nàng Rang Hu, Giông ñạp ñổ núi ñá cao ngất Ngoài các ñặc ñiểm, motif thường gặp, cốt truyện khá hấp dẫn thì sử thi Atâu So Hle, Kơne Gơseng có nhiều yếu tố mới lạ so với các sử thi khác. Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, tôi xin có mấy nhận xét về sử thi này như sau. 1. Tên sử thi là tên của kẻ thù của người anh hùng Tên của những sử thi cổ ñại như Ramayana của Ấn ðộ, Odyssey của Hy Lạp hoặc những sử thi Tây Nguyên như ðăm San, Xinh Nhã, ðăm Noi, thường cùng tên với người anh hùng trong tác phẩm. Thông thường “nhân vật người anh hùng trong sử thi ñược xem là hình tượng nghệ thuật có “nguyên mẫu” là các thủ lĩnh dân sự và quân sự có thật trong ñời sống xã hội Tây nguyên xưa” [3, ]. Tên tác phẩm thường
đang nạp các trang xem trước