TAILIEUCHUNG - Chính sách của Trung Quốc với vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên trong và sau thời kỳ chiến tranh lạnh

Bài viết này trình bày làm rõ thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. nội dung chi tiết của tài liệu. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học Huế Tập 3, Số 2 (2015) CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC VỚI VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN TRONG VÀ SAU THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH Trần Thị Tâm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Huế Email: tamklsdhkh@ TÓM TẮT Có thể nói rằng, cho đến nay, bán đảo Triều Tiên là một trong hai “đường biên giới cuối cùng” của cuộc Chiến tranh lạnh. Do mối quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh nên những xung đột, căng thẳng vẫn luôn thường trực tại đây. Được coi là một vị trí xung yếu trên “bàn cờ địa chính trị” khu vực Đông Bắc Á, bán đảo Triều Tiên luôn thu hút sự quan tâm, can dự của các cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản và đặc biệt là Trung Quốc. Trung Quốc là quốc gia nằm trong khu vực Đông Bắc Á, ngay sát sườn bán đảo Triều Tiên. Do đó, bất cứ một động thái nào ở bán đảo này, nhất là ở khu vực phía Bắc đều có ảnh hưởng trực tiếp đến biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc. Nếu như Mỹ luôn phải “tạo cớ” để đứng chân và duy trì lực lượng quân sự tại đây, thì Trung Quốc chỉ cần “ngồi ở nhà” triển khai chiến lược của mình. Thái độ và chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề thống nhất bán đảo Triều Tiên thực chất là như thế nào? Với việc tìm hiểu chính sách của Trung Quốc đối với hai miền Nam và Bắc Triều Tiên, bài viết sẽ luận giải làm rõ thái độ của Trung Quốc đối với vấn đề thống nhất đất nước trên bán đảo Triều Tiên trong và sau thời kỳ Chiến tranh lạnh. Từ khóa: Bán đảo Triều Tiên, Chiến tranh lạnh, chính sách, Trung Quốc. 1. Sự chia cắt bán đảo và khát vọng thống nhất đất nước của nhân dân Triều Tiên . Quá trình chia cắt bán đảo Triều Tiên Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, theo quyết định của các cường quốc tại Hội nghị Postdam, bán đảo Triều Tiên tạm thời bị chia cắt thành hai miền. Cùng với sự gia tăng căng thẳng và thù địch trong quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô do hiệu ứng của Chiến tranh lạnh, bất chấp việc các cường quốc đã thỏa thuận tại Cairo năm 1943, năm 1948 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.