TAILIEUCHUNG - Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Bài viết này khảo sát và phân tích, lý giải những chức năng cơ bản của những lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong quá trình hành chức mà còn làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa chúng với những yếu tố của ngữ cảnh giao tiếp thông qua việc phân tích sự chi phối, tác động của thực tế xã hội đối với chiến lược lựa chọn và sử dụng ngôn từ của người tạo lập diễn ngôn trong từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể cũng như sự tác động trở lại của ngôn từ đối với sự nhận thức của người tiếp nhận nói riêng và xã hội nói chung. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học – ĐH Huế Tập 6, Số 2 (2016) LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ TRONG VĂN CHÍNH LUẬN NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH Trần Bình Tuyên Nhà xuất bản Đại học Huế Email: tuyennxb@ TÓM TẮT Thông qua lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ làm nổi bật không chỉ chức năng biểu hiện và chức năng liên nhân của ngôn từ trong quá trình hành chức, cũng như cho thấy sự chi phối sâu sắc của ngữ cảnh đối với chiến lược lựa chọn và cách thức sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp với từng tình huống giao tiếp cụ thể, nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là tác động đến người tiếp nhận cũng như sự thay đổi của xã hội. Từ khóa: biểu thức quy chiếu, chiến lược giao tiếp, định danh, ngữ cảnh, xưng hô. Nhà nghiên cứu Nguyễn Hòa đã từng khẳng định: “Vốn từ của mỗi ngôn ngữ là một nguồn lực vô cùng quan trọng biểu đạt ý niệm hay tình cảm, tư tưởng của cộng đồng. Mỗi từ ngữ hay nói đúng hơn là mỗi ý nghĩa là sự cô đọng và hiện thân của hệ tư tưởng, sự đánh giá, hay kinh nghiệm của xã hội” [2, 103]. Như vậy, có thể nói, ngôn từ có vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội vì nó không chỉ là công cụ để thực hiện quá trình giao tiếp của người này với người khác mà nó còn có sự ảnh hưởng rất lớn đối với sự nhận thức của xã hội. Thông qua việc phân tích những đặc điểm của các lớp từ ngữ được lựa chọn và sử dụng trong từng ngữ cảnh cụ thể và hướng đến từng đối tượng tiếp nhận cụ thể, chúng ta có thể thấy được những giá trị biểu hiện của nó: đó không chỉ là những kinh nghiệm (kiến thức) được ngôn từ truyền tải, mà chúng ta còn nhận thức được giá trị liên nhân giữa các đối tượng được ngôn từ đề cập trong và ngoài diễn ngôn. Từ những giá trị biểu hiện đó, người tạo lập diễn ngôn với những mục đích khác nhau có thể tác động đến sự nhận thức của người tiếp nhận theo hướng mong muốn. Chính vì vậy, dưới quan điểm của lý thuyết phân tích diễn ngôn phê phán, ngôn ngữ “được sử .
đang nạp các trang xem trước