TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Đề tài hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cây cao su; phân tích, đánh giá thực trạng cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất cao su trên địa bàn huyện Bố Trạch trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THỊ TUYẾT MINH PHÁT TRIỂN CÂY CAO SU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 1: TS. TRẦN PHƯỚC TRỮ Phản biện 2: TS. ĐOÀN HỒNG LÊ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 02 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin - học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây Cao su (Heave brasiliensis Muel. Arg) thuộc họ Thầu dầu (Euphobiaceae) là cây đa mục đích, có rất nhiều giá trị, thuộc nhóm cây dễ trồng, dễ chăm sóc, chu kỳ kinh doanh dài, cho khai thác liên tục trong nhiều năm (trên 20 năm), các sản phẩm từ cây cao su đều được sử dụng nhiều trong cuộc sống, đặc biệt là giá trị và hiệu quả kinh tế mà cây cao su đem lại cao hơn hẵn các cây trồng Lâm nghiệp khác. Mủ cao su có giá trị kinh tế cao, 1 ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/năm, có nhiều nơi đạt 1,8 - 2,0 tấn/năm (giá bán trên 35 triệu đồng/tấn), phần lớn được dùng làm nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp quan trọng, đặc biệt là ngành giao thông vận tải. Ngoài ra, cao su là một trong 4 cây công nghiệp dài ngày chủ lực (Cà phê, Cao su, Chè, Điều) của nước ta. Gỗ cây cao su có thể sử dụng trong công nghiệp chế biến gỗ và xây dựng, hiện giá trị xuất khẩu bình quân đạt USD/m3 gỗ thành khí. Hạt cao su được dùng để làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, hoá chất, sơn và các loại phụ liệu khác. Cành khô làm củi, lá cao su phân huỷ có tác dụng cải tạo đất, những vùng đất cằn cỗi sau khi trồng cao su một thời gian có khả năng màu mỡ trở lại. Mặt khác, cây cao su khi trồng tập trung có khả năng tạo và giữ được nguồn nước, có độ che phủ lớn, chống rửa trôi xói mòn đất, hạn chế lũ lụt,

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.