TAILIEUCHUNG - Khảo sát tình hình nhiễm gnathostoma spp trên gan lươn (monopterus albus) tại chợ N. quận 10, TP.HCM từ tháng 3/2010‐2/2011
Nghiên cứu tiến hành điều tra tình hình nhiễm gnathostoma sp. trên lươn được bày bán tại chợ nội thành nhằm cảnh báo nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh này từ môi trường. Đồng thời nghiên cứu vơi mục tiêu khảo sát tỷ lệ và mật độ nhiễm gnathostoma sp. trên gan lươn được thu thập tại chợ nội thành trong 1 năm, đồng thời khảo sát sự phân bố mầm bệnh theo tháng và theo mùa trong 1 năm. | Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 Nghiên cứu Y học KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM GNATHOSTOMA SPP TRÊN GAN LƯƠN (Monopterus albus) TẠI CHỢ N. QUẬN 10, TỪ THÁNG 3/2010‐ 2/2011 Trần Thị Hồng*, Lê Đức Vinh*, Trần Trinh Vương* TÓM TẮT Mở đầu: Bệnh do Gnathostoma sp. là một bệnh động vật ký sinh, lây nhiễm vào người qua đường thực phẩm do ăn các loài thuỷ sản sống hoặc tái như ếch nhái, cá lóc, lươn, rắn bị nhiễm ấu trùng giai đoạn 3 của KST này. Trong cơ thể người ấu trùng có thể di chuyển và gây tác hại tại nhiều cơ quan khác nhau, đôi khi có thể đưa đến tử vong. Do số bệnh ngày càng nhiều, chúng tôi tiến hành điều tra tình hình nhiễm Gnathostoma sp. trên lươn được bày bán tại chợ nội thành nhằm cảnh báo nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh này từ môi trường. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tỷ lệ và mật độ nhiễm Gnathostoma sp. trên gan lươn được thu thập tại chợ nội thành trong 1 năm, đồng thời khảo sát sự phân bố mầm bệnh theo tháng và theo mùa trong 1 năm Phương pháp tiến hành: tiến hành phương pháp mô tả, thu thập mẫu nội tạng lươn từ chợ trong 1 năm,. Mẫu sẽ được phẫu tích tìm ấu trùng lây nhiễm giai đoạn 3 (AT3) của Gnathostoma sp trong gan. Khảo sát tỷ lệ lươn nhiễm mầm bệnh và mật độ ấu trùng trung bình trên mỗi cá thể lươn. Phân tích sự phân bố theo tháng và 2 mùa trong năm. Kết quả: Khảo sát 6067 mẫu gan lươn thu được tháng 3/2010 đến tháng 2/2011, tại chợ N. , : Tỷ lệ nhiễm AT3 của Gnathostoma sp là 3,25% thấp hơn so với Thái Lan. Tỷ lệ này tăng cao giữa mùa mưa và đầu mùa khô. Mật độ nhiễm trung bình là 11,05 ± 2,69, mật độ nhiễm cao nhất vào tháng 11 và thấp nhất vào tháng 4,5. Kết luận: Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy nguy cơ nhiễm mầm bệnh Gnathostoma sp. từ lươn là đáng kể do tỷ lệ nhiễm khá cao. Người dân nên ăn chín các thức ăn được chế biến từ thuỷ sản, đặc biệt là giữa mùa mưa và tháng 11 hàng năm. Từ khóa: Gnathostoma sp., lươn tại chợ ABSTRACT THE PREVALENCE OF GNATHOSTOMA INFECTIVE STAGE .
đang nạp các trang xem trước