TAILIEUCHUNG - Mô phỏng ứng xử thay đổi thể tích của đất không bão hòa dưới áp lực đầm nén tĩnh

Bài báo này trình bày quá trình xây dựng mặt cong LWSBS trong không gian MPK, và kết quả mô phỏng ứng xử theo thể tích của hai loại đất theo các đường trạng thái khác nhau. Kết quả cho thấy ứng xử theo thể tích của đất trong các quá trình gia tải/làm ướt, hoặc các tổ hợp gia tải/dỡ tải/làm ướt/gia tải lại đã được mô phỏng tốt trong không gian này. | BÀI BÁO KHOA H C MÔ PHỎNG ỨNG XỬ THAY ĐỔI THỂ TÍCH CỦA ĐẤT KHÔNG BÃO HÒA DƯỚI ÁP LỰC ĐẦM NÉN TĨNH Kiều Minh Thế1, 2, Mahler András2 Tóm tắt: Sức hút dính của đất đã được sử dụng là một trong những biến trạng thái cho hầu hết các mô hình ứng xử của đất không bão hòa. Tuy nhiên, các thực nghiệm với sự kiểm soát sức hút dính là phức tạp, đòi hỏi quy trình thí nghiệm đặc biệt, các thiết bị tiên tiến, và thường là tốn nhiều thời gian. Kodikara (2012) đã đề xuất sử dụng không gian MPK với các biến là hệ số rỗng (e), ứng suất nén (p) và hệ số độ ẩm (ew) để giải thích ứng xử của đất không bão hòa chịu tải trọng đầm nén. Ưu điểm của mô hình này là dựa vào thí nghiệm đầm nén đất ở điều kiện giữ nguyên độ ẩm, đơn giản và phổ biến hơn phương pháp kiểm soát sức hút dính không đổi. Bài báo này trình bày quá trình xây dựng mặt cong LWSBS trong không gian MPK, và kết quả mô phỏng ứng xử theo thể tích của hai loại đất theo các đường trạng thái khác nhau. Kết quả cho thấy ứng xử theo thể tích của đất trong các quá trình gia tải/làm ướt, hoặc các tổ hợp gia tải/dỡ tải/làm ướt/gia tải lại đã được mô phỏng tốt trong không gian này. Từ khoá: Đất không bão hòa, đầm nén đất, MPK framework, LWSBS 1. GIỚI THIỆU1 Đất không bão hòa được sử dụng rộng rãi trong các công trình địa kỹ thuật như đập đất, nền đường, tường chắn, nền móng và lớp phủ rác thải. Không giống như đất bão hòa, thể tích đất không bão hòa có thể thay đổi đáng kể khi thay đổi độ bão hòa của đất. Trong những thập kỷ gần đây, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện liên quan đến ứng xử biến đổi thể tích của đất không bão hòa. Một mô hình tổng quát mô phỏng ứng xử của đất không bão hòa lần đầu tiên được đề xuất bởi Alonso, nnk (1990), sử dụng các biến trạng thái độc lập (ứng suất và sức hút dính). Phương pháp tiếp cận này được tiếp tục bổ sung và phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu khác (Wheeler và Sivakumar, 1995; Sivakumar và Wheeler, 2000; Wheeler và nnk, 2003; Gallipoli và nnk 2003; GS. Thụ và nnk, 2007; Tarantino và De .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.