TAILIEUCHUNG - Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền con người và vấn đề bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo ở Việt Nam hiện nay
Đề tài nghiên cứu lý luận, đánh giá thực trạng về bảo đảm QBC của bị can, bị cáo trong TTHS; từ đó đề xuất phương hướng và các giải pháp để sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn chi tiết các quy định của pháp luật về bảo đảm QBC, nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng chế định này trên thực tế. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Đỗ Thị Hường QUYỀN CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN BÀO CHỮA CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử Nhà nước – pháp luật Mã số : TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2011 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người (QCN) là một trong những vấn đề cơ bản nhất của nhận thức và thực tiễn chính trị, vì vậy, nó gắn với các thời đại lịch sử cụ thể và nó bị chế định bởi lịch sử, bởi các điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia và quốc tế. Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, dù có biết bao nhiệm vụ khó khăn cần giải quyết nhưng chính quyền dân chủ nhân dân rất quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân, trong đó có QBC trước tòa. Ngày 10/10/1945, Nhà nước ban hành sắc lệnh quy định các tổ chức đoàn thể luật sư và từ đó đến nay các quy định của pháp luật về bảo đảm QBC của bị can, bị cáo được bổ sung ngày càng đẩy đủ hơn. Bảo đảm QBC của bị can, bị cáo luôn được coi là nguyên tắc hiến định, được thể hiện trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta. Đồng thời được coi là nguyên tắc đặc thù của Luật TTHS. Điều 12, Bộ luật TTHS năm 1988 - Bộ luật TTHS đầu tiên của nước ta quy định: “Bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện QBC của họ” QBC trong Luật TTHS năm 2003 được mở rộng cả đối tượng và phạm vi các quyền, người bị tạm giữ cũng được bảo đảm QBC. Cùng với sự phát triển của pháp luật tố tụng hình sự, QBC ngày càng được tôn trọng và mở rộng hơn, đồng thời có những cơ chế bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền này. Điều đó thể hiện bản chất dân chủ của pháp luật nước ta. QBC của bị can, bị cáo không chỉ là mối quan tâm của riêng bị can, bị cáo hay gia đình họ và những người làm công tác bảo vệ pháp luật mà nó còn là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Chính vì lẽ đó, ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị Ban .
đang nạp các trang xem trước