TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Đề tài nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh viện Chợ Rẫy nhằm giúp các y bác sĩ có một cái nhìn tương đối tổng quát về đặc điểm của các trường hợp rối loạn nhịp chậm được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Từ đó sẽ góp phần giúp các bạn tiếp cận một cách kịp thời các trường hợp rối loạn nhịp chậm và có những chiến lược điều trị tương đối thích hợp. | Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ VAI TRÒ MÁY TẠO NHỊP HAI BUỒNG TRONG ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN NHỊP CHẬM TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY Huỳnh Văn Minh*, Nguyễn Tri Thức* TÓM TẮT Giới thiệu: Rối loạn nhịp chậm là một trong những nguyên nhân gây chết đột ngột do tim. Điều trị bằng cấy máy tạo nhịp tim không những chỉ điều trị loạn nhịp chậm, mà cả nhịp nhanh và một số loạn nhịp khác. Đề tài “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại bệnh viện Chợ Rẫy”mong muốn giúp các y bác sĩ có một cái nhìn tương đối tổng quát về đặc điểm của các trường hợp rối loạn nhịp chậm được điều trị tại bệnh viện Chợ Rẫy. Từ đó sẽ góp phần giúp quí đồng nghiệp tiếp cận một cách kịp thời các trường hợp rối loạn nhịp chậm và có những chiến lược điều trị tương đối thích hợp. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu. Toàn bộ 197 bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn nhịp chậm (HCNXBL và blốc nhĩ thất) có chỉ định và được cấy máy tạo nhịp (một buồng thất phải và hai buồng) tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy trong thời gian làm nghiên cứu. Kết quả: - Tỉ lệ rối loạn nhịp chậm tăng dần theo lứa tuổi. Nữ giới rối loạn nhịp chậm nhiều hơn nam (62,9% so với 37,1%, p0,05 Ngưỡng kích thích nhĩ ở các thời điểm khi cấy máy, sau cấy máy 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng lần lượt là 0,77; 0,6; 0,67; 0,86 volt và thất là 0,66; 0,75; 0,72; 0,82 volt. Ngưỡng tạo nhịp ở nhĩ và thất trong nhóm hai buồng có xu hướng tăng nhẹ sau 6 tháng. Riêng ngưỡng nhĩ giảm sau một tháng rồi sau đó tăng lên lại. Các giá trị này tương đối ổn định và luôn nhỏ hơn 1,5V. Nhận cảm Nhận cảm ở thất (nhóm 1 buồng) Không có sự khác biệt về tỉ lệ ngất giữa các nhóm rối loạn nhịp chậm (p>0,05). Kết quả về kỹ thuật Ngưỡng kích thíchnhĩ và thất Ngưỡng kích thích thất (nhóm 1 buồng) Ngưỡng kích thích thất trong nhóm một buồng ở thời điểm 1 cấy máy, 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 0,66; .
đang nạp các trang xem trước