TAILIEUCHUNG - Khái quát sự phát triển ca khúc Việt Nam giai đoạn từ 1945 đến nay
Lịch sử hào hùng của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại ở thế kỷ XX đã có sự đóng góp không nhỏ của ca khúc Việt Nam. Trong chiến tranh, ca khúc đóng vai trò quan trọng trong việc động viên, cổ vũ tinh thần các tầng lớp nhân dân, các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu không mệt mỏi, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Khái quát sự phát triển ca khúc Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay để thấy rõ hơn giá trị nghệ thuật cũng như sự đa dạng, phong phú về thể loại của ca khúc trong kho tàng âm nhạc Việt Nam. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH, SỐ 02 KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CA KHÚC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN NAY Phạm Thị Diệu Vinh Trường Đại học Quảng Bình Tóm tắt. Lịch sử hào hùng của đất nước ta qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại ở thế kỷ XX đã có sự đóng góp không nhỏ của ca khúc Việt Nam. Trong chiến tranh, ca khúc đóng vai trò quan trọng trong việc động viên, cổ vũ tinh thần các tầng lớp nhân dân, các chiến sĩ ngày đêm chiến đấu không mệt mỏi, vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Khái quát sự phát triển ca khúc Việt Nam giai đoạn 1945 đến nay để thấy rõ hơn giá trị nghệ thuật cũng như sự đa dạng, phong phú về thể loại của ca khúc trong kho tàng âm nhạc Việt Nam. 1. CA KHÚC TRONG GIAI ĐOẠN TỪ 1945 ĐẾN 1954 Âm nhạc là ngành nghệ thuật thể hiện một cách trực tiếp nhất, nhạy bén nhất và nổi trội nhất tình cảm của nhân dân. Ngay từ những ngày đầu sau khi đất nước giành chính quyền, những bài hát thuộc các thể loại mang tính thời cuộc với nhiệm vụ cách mạng thể hiện tình cảm của quần chúng nhân dân trước vận mệnh của đất nước, tình cảm đối với vị lãnh tụ kính yêu. Có thể kể một số bài tiêu biểu như: 19 tháng tám của Xuân Oánh, Biết ơn Cụ Hồ của Lưu Bách Thụ, các bài thuộc thể loại hành khúc như: Đoàn vệ quốc quân của Phan Huỳnh Điểu, Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Hữu Trí, Vì nhân dân quên mình của Doãn Quang Khải, Hành quân xa của Đỗ Nhuận; ca khúc tập thể có một số bài tiêu biểu như: Ca ngợi Hồ Chủ Tịch của Lưu Hữu Phước, Chào mừng Đảng Cộng sản Việt Nam của Đỗ Minh, Thanh niên làm theo lời Bác của Hoàng Hà. Những bài hát tập thể đề cập đến nội dung sinh hoạt đời thường gắn với cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ngôn ngữ âm nhạc mang phong thái hồn nhiên, vui tươi như bài: Nhạc rừng của Hoàng Việt, Con kênh xanh xanh của Ngô Huỳnh. Bên cạnh ca khúc quần chúng, ca khúc trữ tình cũng phát triển và thể hiện được cảm xúc nội tâm của con người trong thời kỳ này. Những bài hát trữ tình được sáng tác theo 3 khuynh hướng: bài hát kiểu trần .
đang nạp các trang xem trước