TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở trường giáo dưỡng
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về nhu cầu, nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luận ở trường giáo dưỡng. Nghiên cứu thực trạng nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật về sự cần thiết phải tham vấn tâm lý, mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý và hành vi để thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý ở các em. Đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng. | Nhu cầu tham vấn tâm lý của trẻ vị thành niên vi phạm phạm pháp luật ở Trường Giáo dưỡng Lê Thu Trang Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Luận văn ThS. ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn: . Trần Thị Minh Đức Năm bảo vệ: 2012 Abstract. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về nhu cầu, nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luận ở trường giáo dưỡng. Nghiên cứu thực trạng nhận thức của trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật về sự cần thiết phải tham vấn tâm lý, mức độ mong muốn được tham vấn tâm lý và hành vi để thỏa mãn nhu cầu tham vấn tâm lý ở các em. Đưa ra một số kiến nghị nhằm đáp ứng hiệu quả nhu cầu tham vấn của trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng. Keywords. Tâm lý học; Trẻ vị thành niên; Vi phạm pháp luật; Trường Giáo dưỡng Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển đất nước, mặt trái của nền kinh tế thị trường và tác hại của các tệ nạn xã hội đã làm phát sinh tình trạng một bộ phận trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, làm đau đớn và nhức nhối cho gia đình và xã hội. Trẻ em mắc phải những tội nghiêm trọng như cướp của, giết người, vận chuyển ma túy Năm 2006, theo số liệu thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tối cao riêng trẻ em dưới 14 tuổi có 7000 vụ vi phạm, chiếm đến 70% tội phạm vị thành niên dưới 18 tuổi. Con số này là một lời cảnh báo về tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội. Trẻ vị thành niên ở lứa tuổi muốn tự khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo bởi các đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại phim, ảnh bạo lực, văn hoá phẩm đồi truỵ trên mạng Internet và ngoài xã hội. Trong khi đó, nhiều bậc phụ huynh không chú ý đến sự phát triển tâm, sinh lý của con cái, nuông chiều con cái, không nghiêm khắc trong việc dạy bảo con em mình mà mải lo công việc, kiếm tiền. Một số trẻ em phải sống trong hoàn cảnh mồ côi bố hoặc mẹ, cha mẹ bất hoà, ly thân, ly hôn dẫn đến sự thiếu hụt về mặt tình cảm, sự phát triển lệch lạc. Hơn nữa do thiếu sự chỉ bảo, quan tâm của
đang nạp các trang xem trước